'Trục châu Á' của Mỹ ngày càng lung lay?
Trong báo cáo hàng năm của Chính phủ Mỹ gửi lên Quốc hội về sự phát triển an ninh liên quan đến Trung Quốc, Lầu Năm Góc đã đưa ra những chỉ trích cả cũ lẫn mới về hoạt động quân đội của nước này. Mới nhất chính là những lời buộc tội thẳng thừng về sự tham gia của quân đội Trung Quốc trong cuộc tấn công mạng vào các mục tiêu của Chính phủ Mỹ.
Cũ, quen thuộc và hợp lý hơn chính là các khiếu nại của sự “thiếu minh bạch xung quanh khả năng quân sự ngày càng tăng của chiến lược và các quyết định của Trung Quốc”. Tuy nhiên, báo cáo khả năng Trung Quốc có thể đối phó với chiến lược của Mỹ cũng khá mờ nhạt.
Đã 18 tháng kể từ khi Tổng thống Barack Obama giải thích về “quyết định chiến lược” của ông rằng Hoa Kỳ sẽ đóng “một vai trò lớn hơn và lâu dài” ở châu Á trong chuyến thăm tới Australia. Tuy nhiên, ngay cả một số sĩ quan quân đội Mỹ cảm thấy mơ hồ về điều này.
Trên thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả của chiến lược trục của Mỹ. Trước hết chính là sự cắt giảm ngân sách. Sau đó chính là bộ máy chính quyền trước đây liên quan chặt chẽ chính sách đều đã bị thay đổi. Quan chức cao cấp nhất có ảnh hưởng lớn đến chính sách là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, sau đó đến James Steinberg và Kurt Campbell, những chuyên gia nằm trong nhóm “cha đẻ” của chiến lược này.
Trong khi đó, sự bất ổn và tái phát cuộc khủng hoảng đã giữ Mỹ sa lầy ở Trung Đông và chưa thấy dấu hiệu giảm xuống. Có nên can thiệp vào Syria hay không đang là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Thêm vào đó, Trung Đông cũng tỏ ra lo lắng và hỗn loạn hơn khi lo sợ rằng Mỹ sẽ bỏ rơi hoàn toàn khu vực này. Điều này buộc Mỹ sẽ phải đưa ra các chiến lược hợp lý để hài hòa ảnh hưởng của mình không chỉ khu vực Thái Bình Dương như chính sách trục mà còn cả ở Trung Đông.
Chiến lược trục cũng vướng phải một số "hậu quả ngoài ý muốn" của trục khi mà châu Á đang vướng vào quá nhiều vấn đề nội bộ - một lý do cho việc xây dựng sự chuyển đổi để "tái cân bằng" khiến cho sự lựa chọn của Mỹ lại càng ít hơn.
Mỹ đưa gì đến Thái Bình Dương?
Mỹ vẫn còn rất nhiều các lực lượng hải quân chiếm ưu thế trên Thái Bình Dương, nhưng hiện nước này đang sắp xếp lại các đơn vị thủy quân lục chiến với quy mô nhỏ hơn, xoay qua cảng Darwin ở miền bắc Australia. Song song với điều đó, Mỹ cho 4 tàu chiến duyên hải đến Singapore, chiếc đầu tiên đã cập cảng Singapore vào cuối tháng Tư.
Hạm đội 7 Thái Bình Dương của Mỹ |
Một năm trước đây, cũng tại Singapore, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta đã tiết lộ nhiều hơn về chiến lược quân sự này. Ông công bố một kế hoạch đưa 60% tàu chiến của Mỹ đến Thái Bình Dương vào năm 2020. Hiện nay, Hải quân Mỹ có 283 tàu chiến, 101 trong số đó đã được triển khai và 52 chiếc hiện đã ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Mỹ cũng đã cho 5 tàu sân bay của mình tới khu vực này.
Ông Panetta nhấn mạnh rằng để đạt được mục tiêu 60% sẽ phải mất nhiều năm, nhưng "một cách ổn định, thận trọng và bền vững, quân đội Hoa Kỳ sẽ được tái cân bằng". Tuần này Đô đốc Jonathan Greenert, người đứng đầu lực lượng hải quân, cho biết sự hiện diện của lực lượng này trong khu vực sẽ tăng lên 62 tàu vào năm 2020.
Trung Quốc - rắc rối lớn của chính sách trục
Mặc dù nhấn mạnh sự đầu tư quân sự của chính sách trục, Mỹ khẳng định việc này không phải là nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc nhìn thấy một phần của một chiến lược của Mỹ đang hướng về mình. Trung Quốc cho rằng, trước hết, Mỹ muốn tăng cường khả năng quân sự trong khu vực và thứ hai, tăng cường liên minh với các nước láng giềng của Trung Quốc Mỹ. Tuy nhiên, những tháng gần đây, những căng thẳng đối đầu bằng miệng đang tăng cao trong mối quan hệ giữa các đồng minh châu Á của Mỹ, đặc biệt là hai nước quan trọng nhất, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thời gian này, Trung Quốc tỏ ra ngày càng quyết đoán hơn trong việc theo đuổi các tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là với Nhật Bản, và với các nước Đông Nam Á ở Biển Đông. Vì vậy, không chỉ có những quan chức cao cấp nhất của Mỹ như bà Hillary Clinton thường xuất hiện tại các diễn đàn của khu vực này mà còn cả Tổng thống Obama. Trong cả hai năm 2011 và 2012, ông Obama đã vượt qua đại dương và tới châu Á để tham dự các hội nghị cấp cao giữa các nhà lãnh đạo khu vực.
Trong phạm vi châu Á, tái cân bằng có nghĩa là để mang lại một sự nhấn mạnh nhiều hơn vào khu vực Đông Nam như trái ngược với Đông Bắc. Trục này cũng đã có đủ cớ để được triển khai thuận lợi. Các cuộc khủng hoảng xung quanh việc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư của Trung Quốc-Nhật Bản, mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên đã đặt lên liên minh của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc-nước có căn cứ quân sự lớn của Mỹ - một sức nặng mới.
Hành động tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa ở Guam và trong vùng biển gần Hàn Quốc có vẻ như là một phần của chiến lược trục. Và các nhà bình luận Trung Quốc nhìn thấy điều đó như là để hướng vào khả năng hạt nhân của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ khăng định chiến lược ở Hàn Quốc là một phản ứng đối với các mối đe dọa của Triều Tiên.
Về kinh tế, Mỹ muốn tỏ ra năng động hơn ở châu Á – Thái Bình Dương. Trung tâm của dự định này là Trans-Pacific Partnership, một thỏa thuận thương mại tự do tham vọng của nhóm thành viên gồm Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ với các nước châu Á, kể cả Nhật Bản.
Một lần nữa, Trung Quốc dường như thấy điều này là một phần của một chiến lược ngăn chặn. Trung Quốc cũng cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng nhất của "những hậu quả không mong muốn" của chiến lược trục khi nó phát triển. Nhìn từ phía Trung Quốc, tất cả mọi thứ trong hầu hết mọi lĩnh vực đều được Mỹ dựng lên để chống lại họ. Tuy nhiên, nhìn từ các nước khác ở châu Á, các nỗ lực của Mỹ dường như đang ở quá xa mục tiêu. Trung Quốc được báo động, nhưng các đồng minh của Mỹ không thực sự yên tâm với những gì Mỹ đang làm.