Trong 10 năm, các biện pháp chống thuốc lá tăng 4 lần trên toàn thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ năm 2007 đến nay, các cảnh báo sức khỏe và các biện pháp hạn chế thuốc lá đã tăng 4 lần trên toàn thế giới, tuy nhiên, chúng ta vẫn cần hành động hơn nữa để hạn chế thuốc lá.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố hồi tháng 7/2017 về đại dịch thuốc lá toàn cầu, việc sử dụng thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các tử vong có thể phòng ngừa được trên toàn cầu, lấy đi sinh mạng của 7 triệu người mỗi năm.

Ngày nay, có khoảng 4,7 tỷ người (chiếm 63% dân số thế giới) được tiếp cận ít nhất một chiến dịch phòng chống thuốc lá với những cảnh báo mạnh mẽ hoặc được tiếp cận những nơi công cộng cấm hút thuốc.

Báo cáo của WHO cho hay: “Các biện pháp phòng chống thuốc lá đã tăng đáng kể trong thập kỉ qua”. Theo đó, năm 2007, chỉ có khoảng 1 tỷ người (15% dân số thế giới) được tiếp cận với ít nhất một biện pháp phòng chống thuốc lá.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề vẫn tồn tại và ngành công nghiệp thuốc lá vẫn tiếp tục áp dụng một loạt các chiến thuật để ngăn chặn các chính sách chống hút thuốc, bao gồm phóng đại tầm quan trọng kinh tế của ngành công nghiệp thuốc lá, làm mất uy tín của những nghiên cứu khoa học đã được chứng minh…

Ông Douglas Bettcher, giám đốc Chương trình Phòng Phòng chống các Bệnh không lây nhiễm của WHO, cho hay: "Sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá vào việc hoạch định chính sách của chính phủ là một rào cản nguy hiểm trong việc thúc đẩy sức khoẻ và phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên, bằng việc giám sát và ngăn chặn các hoạt động như vậy, chúng ta có thể cứu được nhiều người cũng như gieo hạt giống tương lai bền vững cho tất cả mọi người”.

Hàng triệu người đã được cứu sống trong thập kỷ qua do tăng cường kiểm soát thuốc lá. Nhưng chỉ một phần ba các quốc gia có hệ thống toàn diện để theo dõi việc sử dụng thuốc lá và chỉ có 15% dân số thế giới hiện đang được bảo vệ hoàn toàn bởi các hoạt động quảng cáo thuốc lá.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: "Chính phủ các nước trên thế giới nên nhanh chóng kết hợp chặt chẽ với các quy định của Công ước Khung của WHO về Phòng chống thuốc lá trong các chương trình và chính sách phòng chống thuốc lá quốc gia. Họ cũng phải kiềm chế các hoạt động thương mại liên quan đến thuốc lá bất hợp pháp đang làm trầm trọng thêm tình trạng hút thuốc lá trên toàn cầu và gây ra những hậu quả liên quan đến sức khoẻ, kinh tế, xã hội".

Việt Nam cũng đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá. Hơn ba năm từ khi thực hiện Luật Phòng chống tác hại (PCTH) thuốc lá, 62 tỉnh, thành phố; 18 bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội thành lập ban chỉ đạo PCTH của thuốc lá.

Tính đến nay, 70% số công đoàn cơ sở trên cả nước đã triển khai được môi trường làm việc không khói thuốc lá. Ít nhất 150 nhà máy, xí nghiệp trong toàn quốc thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, trong nhà.

Công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá được bước đầu triển khai, trong đó Bệnh viện Bạch Mai được giao nhiệm vụ thành lập Trung tâm tư vấn cai nghiện. Sau gần hai năm triển khai, tổng đài tư vấn cai nghiện thuốc lá miễn phí 1800-6606 tại Bệnh viện Bạch Mai đã nhận 13.596 cuộc gọi xin tư vấn cai nghiện thuốc lá. Công tác tư vấn cai nghiện thuốc lá được triển khai tại 10 bệnh viện ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhằm tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ người dân có nhu cầu cai thuốc lá.

Đại diện Quỹ PCTH thuốc lá cũng cho biết, đến nay, tỷ lệ hút thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi giảm từ 3,3% năm 2007 xuống 2,5% năm 2014. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại nơi làm việc, nơi công cộng trên phương tiện giao thông công cộng giảm được từ 12 đến 15%.

Ở người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên, so với năm 2010 tỷ lệ hút thuốc trong nam giới Việt Nam có xu hướng giảm (từ 47,4% xuống 45,3%). Trong đó, tỷ lệ hút thuốc lá điếu của nam giới khu vực thành thị giảm được 6,5%.

Ba tháng đầu năm 2017, tại Hà Nội, đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra tại 171 cơ sở nhà hàng, khách sạn, phạt 23 đơn vị với số tiền phạt gần 60 triệu đồng. Tại Hải Phòng, các cơ quan chức năng của thành phố Hải Phòng cũng đã kiểm tra 62 đơn vị, cơ sở kinh doanh, các khách sạn nhà hàng, cửa hàng bán lẻ thuốc lá, phạt 12 đơn vị với số tiền 30 triệu đồng.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !