Trò chuyện với tác giả bài hát nhiều kỉ lục nhất Việt Nam
Trong những ngày tháng tư lịch sử, chúng tôi có dịp gặp nhạc sỹ Phạm Tuyên tại ngôi nhà nhỏ của ông trên phố Vạn Bảo, Hà Nội để nghe ông kể về ca khúc "Như có Bác trong ngày vui đại thắng"- một bài hát quá gần gũi và chứa nhiều kỉ lục nhất.
Đơn đặt hàng của thời đại
Năm nay nhạc sỹ Phạm Tuyên đã ngoài 80, nhưng trong tâm trí ông vẫn vẹn nguyên một cảm giác vui mừng lẫn xúc động khi kể lại hoàn cảnh ra đời bài hát "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" cách đây 38 năm.
Nhạc sỹ kể lại, đầu tháng 4/1975, khi ấy ông đang công tác ở Ban văn nghệ Đài TNVN, lúc đó Nhà báo Trần Lâm- Tổng giám đốc Đài TNVN giao nhiệm vụ sáng tác một tác phẩm lớn để mừng ngày đất nước toàn thắng.
"Tôi đã chuẩn bị và phác thảo một bản hợp xướng bốn chương gồm: Miền Bắc lũy thép, Miền Nam thành đồng, Tiến công và nổi dậy và Toàn thắng. Nhưng cuối cùng, tôi lại ngừng việc sáng tác bản hợp xướng trên vì tôi cho rằng nếu đất nước giải phóng, người dân sẽ đổ ra đường chứ chẳng ai ở nhà mà nghe hợp xướng cả"- nhạc sỹ nói.
Vào 21h đêm ngày 28/4/1975, sau khi nghe Đài TNVN đưa tin phi công (anh hùng quân đội Nguyễn Thành Trung) ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Chỉ chưa đầy hai tiếng đồng hồ, từ 21h30 đến 23h ngày 28/4/1975, nhạc sỹ Phạm Tuyên đã viết xong bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” mà không phải sửa một chữ nào. "Khi viết xong ca khúc này, tôi cảm thấy như mình đã trả được một "món nợ tinh thần" mà tôi trăn trở suốt cả tháng ròng" - Nhạc sỹ Phạm Tuyên chia sẻ.
Đến trưa ngày 30/4, sau khi nghe tin miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Tổng Giám đốc Trần Lâm cho gọi nhạc sỹ Phạm Tuyên lên để báo cáo về nhiệm vụ được giao từ trước. “Ngay sau khi gặp anh Trần Lâm ở cầu thang cơ quan, vui mừng đến rơi nước mắt, tôi đã hát ngay bài "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" đã sáng tác hai ngày trước đó. Ông Trần Lâm khen ngợi và đề nghị cho thu thanh ngay bài hát để phát trong bản tin thời sự đặc biệt ngay chiều hôm đó”.
Nói về ý tưởng để sáng tác bài hát, tác giả tâm sự, ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” như là đơn đặt hàng của thời đại và hàng triệu con tim ở thời điểm lịch sử cách nay 38 năm. "Lời bài hát như là tiếng lòng, là ước vọng bao nhiêu lâu mình mong ước, có không biết bao nhiêu người cảm động và khóc khi hát vang khúc ca này. Và cảm giác bài hát như có sẵn rồi, không phải là tôi thì sẽ là một nhạc sĩ khác của dân tộc viết ra nó"- nhạc sỹ xúc động nói.
Bài hát chứa nhiều "kỷ lục"
“Như có Bác trong ngày vui đại thắng” chứa đựng nhiều điều mà ngay chính tác giả cũng chưa lý giải được tại sao lại viết bài hát trong khoảng thời gian nhanh như thế. Ông cũng không lý giải được tại sao lại dự đoán sau 30 năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông thì kháng chiến sẽ thành công.
Nhạc sỹ cho biết: “Mới đây Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đến nói chuyện và đề nghị công nhận "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" là ca khúc được nhiều người Việt Nam hát nhất. Ngoài ra bài hát cũng mang trong mình nhiều "kỷ lục", bài hát được phát đi phát lại nhiều lần nhất trong ngày 30/4/1975, bài hát được phổ biến nhanh nhất... Với việc sáng tác ca khúc "Như có Bác trong ngày vui đại thắng", nhạc sĩ Phạm Tuyên đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động để ghi nhận những công lao đóng góp của ông.
Ngay trong chiều 30/4/1975 ca khúc được lãnh đạo đài cho dàn hợp xướng 40 người tập luyện để kịp phát vào bản tin thời sự đặc biệt, "Lúc 16h, khi bài hát thu thanh xong, nhiều người hỏi tôi anh có cần bổ sung sửa chữa gì không? Tôi đã lắc đầu, bởi tôi nghe bài hát của chính mình mà cứ tưởng như nó đã có sẵn từ bao giờ rồi" - Nhạc sỹ xúc động nhớ lại.
Sau đó, bài hát được phát đi phát lại hơn 40 lần trên sóng Đài TNVN. Cứ sau một bản tin thông báo thắng trận tới nhân dân trong nước và bạn bè trên thế giới là bài hát lại vang lên hào hùng.
Ngay ngày hôm sau, khi tôi ra bờ hồ Hoàn Kiếm cảm nhận không khí ngày đầu tiên đất nước giải phóng. Lúc đó rất bất ngờ, trên các đường phố quanh hồ Hoàn Kiếm, xe quân nhạc của quân đội và các nghệ sĩ của Nhạc viện Hà Nội cũng hát vang bài hát của tôi.
Ngày 2/5/1975, trên Báo Nhân Dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có bài viết nêu bật ý nghĩa của chiến thắng lịch sử với nhan đề "Như có Bác trong ngày đại thắng”. Mười năm sau ngày giải phóng, nhạc sĩ Phạm Tuyên được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho ca khúc này. Đây là một sự kiện chưa từng có khi nhạc sĩ được tặng Huân chương nhờ một bài hát.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên kể, nhạc sỹ Nguyễn Cường đã hỏi tôi có điều gì thôi thúc khiến ông viết ca khúc này trong hai tiếng, đồng thời có linh tính gì không khi ông dự đoán được kháng chiến nhất định thắng lợi sau 30 năm? Còn với nhạc sỹ Huy Thục lúc đó đang ở Sài Gòn bày tỏ: Tôi ngạc nhiên hoàn toàn, tôi đi theo bộ đội vào tận miền Nam giải phóng mà tôi không nghĩ được tiếng reo vui như của anh.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên thú thực, có nhiều vấn đề chưa lý giải được, lúc đó tôi và hàng triệu người dân chỉ mong đến ngày ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
Sức sống vĩnh hằng, sức lan tỏa rộng lớn
Có thể nói "Như có Bác trong ngày vui đại thắng” có sức sống mãnh liệt và lan tỏa tới hàng triệu người dân Việt Nam. Với giai điệu giản dị, gần gũi, lời ca ngắn gọn, súc tích, chính vì vậy bài hát được phổ biến một cách rộng rãi từ người già đến trẻ em, từ người dân vùng núi đến đồng bằng, không một ai không thuộc bài hát này.
Liên tục 38 năm qua, những lời ca ấy vẫn vang lên trong những ngày lễ, kỉ niệm lớn hay trong những dịp đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trên đấu trường thể thao, bài hát đều vang lên như một tiếng reo vui đầy tự hào.
“Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, một ca khúc mà cả ca từ và tựa đề chưa tới 60 chữ, nhưng vẫn gói ghém trong đó một tình cảm lớn lao, vĩ đại đối với dân tộc.
Bài hát cũng đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam để lan tỏa ở nhiều nước như Nga, Đức, Cuba, Trung Quốc... Đặc biệt từ năm 1979, Hội Âm nhạc Lao động Nhật Bản đã dịch bài hát ra tiếng Nhật và in phổ biến trên khắp 49 tỉnh thành, tờ Lettre du CAEF của Pháp cũng đã in nguyên bản tác phẩm.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên xúc động kể lại: "Tôi nhớ trong một buổi giao lưu Huế - Sài Gòn, có một đoàn Nhật Bản xin tham gia cho vui. Họ xin hát 2 bài "Hoa Anh đào" (bài hát của Nhật Bản) và “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Lúc đó, tôi rất ngạc nhiên vì họ đã hát bài hát của tôi bằng tiếng Nhật. Đến đoạn điệp khúc “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”, họ yêu cầu tác giả hát cùng, tôi vừa hát vừa khóc. Tôi nghĩ rằng khi tình cảm của người viết thật chân thực, phù hợp với tình cảm của mọi người thì bài hát mới có sức sống lan tỏa đến vậy".
"Năm 2012, cô gái Moly Hartman o’ Connell người Mỹ đã bay từ tận Sài Gòn ra để tặng lại cho tôi món quà từ những người bạn Mỹ yêu mến Việt Nam tự tay làm đó là bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được in trên poster khổ lớn bằng tiếng Anh. Với tôi, đó là những phần thưởng quý giá nhất”- nhạc sỹ Phạm Tuyên nói.
Ngày nay, sau 38 năm đất nước thanh bình, “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” vẫn sống mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam. Nhịp điệu của bài hát chính là nhịp đập của triệu, triệu trái tim Việt Nam, khát khao chiến thắng vươn lên trong Hòa bình, thống nhất.
Năm nay nhạc sỹ Phạm Tuyên đã ngoài 80, nhưng trong tâm trí ông vẫn vẹn nguyên một cảm giác vui mừng lẫn xúc động khi kể lại hoàn cảnh ra đời bài hát "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" cách đây 38 năm.
Nhạc sỹ kể lại, đầu tháng 4/1975, khi ấy ông đang công tác ở Ban văn nghệ Đài TNVN, lúc đó Nhà báo Trần Lâm- Tổng giám đốc Đài TNVN giao nhiệm vụ sáng tác một tác phẩm lớn để mừng ngày đất nước toàn thắng.
"Tôi đã chuẩn bị và phác thảo một bản hợp xướng bốn chương gồm: Miền Bắc lũy thép, Miền Nam thành đồng, Tiến công và nổi dậy và Toàn thắng. Nhưng cuối cùng, tôi lại ngừng việc sáng tác bản hợp xướng trên vì tôi cho rằng nếu đất nước giải phóng, người dân sẽ đổ ra đường chứ chẳng ai ở nhà mà nghe hợp xướng cả"- nhạc sỹ nói.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên đang chia sẻ những cảm xúc của mình khi sáng tác bài hát "Như có bác trong ngày vui đại thắng" |
Vào 21h đêm ngày 28/4/1975, sau khi nghe Đài TNVN đưa tin phi công (anh hùng quân đội Nguyễn Thành Trung) ném bom sân bay Tân Sơn Nhất. Chỉ chưa đầy hai tiếng đồng hồ, từ 21h30 đến 23h ngày 28/4/1975, nhạc sỹ Phạm Tuyên đã viết xong bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” mà không phải sửa một chữ nào. "Khi viết xong ca khúc này, tôi cảm thấy như mình đã trả được một "món nợ tinh thần" mà tôi trăn trở suốt cả tháng ròng" - Nhạc sỹ Phạm Tuyên chia sẻ.
Đến trưa ngày 30/4, sau khi nghe tin miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Tổng Giám đốc Trần Lâm cho gọi nhạc sỹ Phạm Tuyên lên để báo cáo về nhiệm vụ được giao từ trước. “Ngay sau khi gặp anh Trần Lâm ở cầu thang cơ quan, vui mừng đến rơi nước mắt, tôi đã hát ngay bài "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" đã sáng tác hai ngày trước đó. Ông Trần Lâm khen ngợi và đề nghị cho thu thanh ngay bài hát để phát trong bản tin thời sự đặc biệt ngay chiều hôm đó”.
Nói về ý tưởng để sáng tác bài hát, tác giả tâm sự, ca khúc “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” như là đơn đặt hàng của thời đại và hàng triệu con tim ở thời điểm lịch sử cách nay 38 năm. "Lời bài hát như là tiếng lòng, là ước vọng bao nhiêu lâu mình mong ước, có không biết bao nhiêu người cảm động và khóc khi hát vang khúc ca này. Và cảm giác bài hát như có sẵn rồi, không phải là tôi thì sẽ là một nhạc sĩ khác của dân tộc viết ra nó"- nhạc sỹ xúc động nói.
Bài hát chứa nhiều "kỷ lục"
“Như có Bác trong ngày vui đại thắng” chứa đựng nhiều điều mà ngay chính tác giả cũng chưa lý giải được tại sao lại viết bài hát trong khoảng thời gian nhanh như thế. Ông cũng không lý giải được tại sao lại dự đoán sau 30 năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông thì kháng chiến sẽ thành công.
Nhạc sỹ cho biết: “Mới đây Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đến nói chuyện và đề nghị công nhận "Như có Bác trong ngày vui đại thắng" là ca khúc được nhiều người Việt Nam hát nhất. Ngoài ra bài hát cũng mang trong mình nhiều "kỷ lục", bài hát được phát đi phát lại nhiều lần nhất trong ngày 30/4/1975, bài hát được phổ biến nhanh nhất... Với việc sáng tác ca khúc "Như có Bác trong ngày vui đại thắng", nhạc sĩ Phạm Tuyên đã được nhà nước trao tặng huân chương lao động để ghi nhận những công lao đóng góp của ông.
Ngay trong chiều 30/4/1975 ca khúc được lãnh đạo đài cho dàn hợp xướng 40 người tập luyện để kịp phát vào bản tin thời sự đặc biệt, "Lúc 16h, khi bài hát thu thanh xong, nhiều người hỏi tôi anh có cần bổ sung sửa chữa gì không? Tôi đã lắc đầu, bởi tôi nghe bài hát của chính mình mà cứ tưởng như nó đã có sẵn từ bao giờ rồi" - Nhạc sỹ xúc động nhớ lại.
Sau đó, bài hát được phát đi phát lại hơn 40 lần trên sóng Đài TNVN. Cứ sau một bản tin thông báo thắng trận tới nhân dân trong nước và bạn bè trên thế giới là bài hát lại vang lên hào hùng.
Ngay ngày hôm sau, khi tôi ra bờ hồ Hoàn Kiếm cảm nhận không khí ngày đầu tiên đất nước giải phóng. Lúc đó rất bất ngờ, trên các đường phố quanh hồ Hoàn Kiếm, xe quân nhạc của quân đội và các nghệ sĩ của Nhạc viện Hà Nội cũng hát vang bài hát của tôi.
Ngày 2/5/1975, trên Báo Nhân Dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng có bài viết nêu bật ý nghĩa của chiến thắng lịch sử với nhan đề "Như có Bác trong ngày đại thắng”. Mười năm sau ngày giải phóng, nhạc sĩ Phạm Tuyên được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho ca khúc này. Đây là một sự kiện chưa từng có khi nhạc sĩ được tặng Huân chương nhờ một bài hát.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên kể, nhạc sỹ Nguyễn Cường đã hỏi tôi có điều gì thôi thúc khiến ông viết ca khúc này trong hai tiếng, đồng thời có linh tính gì không khi ông dự đoán được kháng chiến nhất định thắng lợi sau 30 năm? Còn với nhạc sỹ Huy Thục lúc đó đang ở Sài Gòn bày tỏ: Tôi ngạc nhiên hoàn toàn, tôi đi theo bộ đội vào tận miền Nam giải phóng mà tôi không nghĩ được tiếng reo vui như của anh.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên thú thực, có nhiều vấn đề chưa lý giải được, lúc đó tôi và hàng triệu người dân chỉ mong đến ngày ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
Sức sống vĩnh hằng, sức lan tỏa rộng lớn
Có thể nói "Như có Bác trong ngày vui đại thắng” có sức sống mãnh liệt và lan tỏa tới hàng triệu người dân Việt Nam. Với giai điệu giản dị, gần gũi, lời ca ngắn gọn, súc tích, chính vì vậy bài hát được phổ biến một cách rộng rãi từ người già đến trẻ em, từ người dân vùng núi đến đồng bằng, không một ai không thuộc bài hát này.
Liên tục 38 năm qua, những lời ca ấy vẫn vang lên trong những ngày lễ, kỉ niệm lớn hay trong những dịp đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng trên đấu trường thể thao, bài hát đều vang lên như một tiếng reo vui đầy tự hào.
“Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, một ca khúc mà cả ca từ và tựa đề chưa tới 60 chữ, nhưng vẫn gói ghém trong đó một tình cảm lớn lao, vĩ đại đối với dân tộc.
Bài hát cũng đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam để lan tỏa ở nhiều nước như Nga, Đức, Cuba, Trung Quốc... Đặc biệt từ năm 1979, Hội Âm nhạc Lao động Nhật Bản đã dịch bài hát ra tiếng Nhật và in phổ biến trên khắp 49 tỉnh thành, tờ Lettre du CAEF của Pháp cũng đã in nguyên bản tác phẩm.
Nhạc sỹ Phạm Tuyên xúc động kể lại: "Tôi nhớ trong một buổi giao lưu Huế - Sài Gòn, có một đoàn Nhật Bản xin tham gia cho vui. Họ xin hát 2 bài "Hoa Anh đào" (bài hát của Nhật Bản) và “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Lúc đó, tôi rất ngạc nhiên vì họ đã hát bài hát của tôi bằng tiếng Nhật. Đến đoạn điệp khúc “Việt Nam, Hồ Chí Minh! Việt Nam, Hồ Chí Minh!”, họ yêu cầu tác giả hát cùng, tôi vừa hát vừa khóc. Tôi nghĩ rằng khi tình cảm của người viết thật chân thực, phù hợp với tình cảm của mọi người thì bài hát mới có sức sống lan tỏa đến vậy".
"Năm 2012, cô gái Moly Hartman o’ Connell người Mỹ đã bay từ tận Sài Gòn ra để tặng lại cho tôi món quà từ những người bạn Mỹ yêu mến Việt Nam tự tay làm đó là bài hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” được in trên poster khổ lớn bằng tiếng Anh. Với tôi, đó là những phần thưởng quý giá nhất”- nhạc sỹ Phạm Tuyên nói.
Ngày nay, sau 38 năm đất nước thanh bình, “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” vẫn sống mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam. Nhịp điệu của bài hát chính là nhịp đập của triệu, triệu trái tim Việt Nam, khát khao chiến thắng vươn lên trong Hòa bình, thống nhất.
Bá Quỳnh
Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ
Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.
Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge
Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.
‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi
Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.
Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ
Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.
Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước
Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.
Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau
Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.
'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'
Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.
Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm
Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.
Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học
Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.