Triều Tiên tỏ thành ý để chuyên gia quốc tế giám sát giải giáp hạt nhân

Triều Tiên tuyên bố rằng họ sẽ phá bỏ các cơ sở phục vụ chương trình tên lửa của mình trước sự giám sát của các chuyên gia nước ngoài, thành ý mới nhất của lãnh đạo Kim Jong-un nhằm bắt đầu lại cuộc đàm phán với Mỹ.

Theo Reuters, phát biểu trong một cuộc họp báo chung tại Bình Nhưỡng, ông Kim và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói rằng họ đồng ý đưa bán đảo Triều Tiên trở thành “một vùng đất hòa bình mà không có vũ khí hạt nhân hay hiểm họa hạt nhân”. Hai nhà lãnh đạo thông báo Triều Tiên sẵn sàng đóng cửa bãi thử hạt nhân chính nếu Mỹ thực hiện những “bước đi tương hỗ”.

Tổng thống Moon Jae-in và lãnh đạo Kim Jong-un cùng đưa ra tuyên bố chung sau cuộc gặp.

Tuyên bố của ông Kim và ông Moon trong cuộc gặp mặt thứ ba giữa hai người trong năm có thể sẽ tạo đà để thúc đẩy quá trình đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên và tạo nền móng để tổ chức một hội nghị thượng đỉnh nữa giữa ông Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tổng thống Mỹ đã nhận xét về tuyên bố trên là “rất thú vị”. “Ông Kim Jong-un đã đồng ý cho phép điều tra hạt nhân và phá bỏ hoàn toàn một bãi thử nghiệm và bệ phóng tên lửa trước sự hiện diện của chuyên gia quốc tế. Trong lúc này sẽ không có bất kỳ cuộc thử nghiệm tên lửa hoặc đầu đạn hạt nhân nào”, ông Trump viết trên Twitter.

Ông Kim cũng nói rằng ông sẽ đến thăm Seoul trong tương lai. Nếu điều này trở thành hiện thực, ông sẽ là lãnh đạo Triều Tiên đầu tiên xuất hiện ở thủ đô Hàn Quốc. Ông Moon nói rằng chuyến thăm này có thể sẽ diễn ra vào khoảng cuối năm nay.

Bên cạnh vấn đề hạt nhân, lãnh đạo liên Triều cũng công bố một số bước đi mới nhằm củng cố quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa và thể thao.

Lời hứa của ông Kim được đưa ra vài ngày trước khi ông Moon gặp gỡ ông Trump bên lề hội nghị Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tuần tới. Các quan chức Hàn Quốc hi vọng ông Moon có thể thuyết phục Tổng thống Mỹ bắt đầu đàm phán hạt nhân trở lại với Bình Nhưỡng.

Mặc dù Triều Tiên đã chủ động ngừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa, song quốc gia này vẫn chưa cho phép chuyên gia nước ngoài đến khảo sát quá trình đập bỏ một bãi thử nghiệm hạt nhân của mình, diễn ra vào tháng 5 vừa qua, khiến nhiều người chỉ trích đây là hành vi để lấy hình thức.

Trong tuyên bố chung của ông Kim và ông Moon, Triều Tiên sẽ cho phép các chuyên gia “từ những quốc gia có quan ngại” đến theo dõi quá trình đập bỏ khu thử nghiệm động cơ tên lửa tại thị trấn Dongchang-ri ở tây bắc Triều Tiên. Đây là một địa điểm quan trọng để Triều Tiên hoàn thiện tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được cho là có thể bắn tới Mỹ của mình.

Triều Tiên cũng “bày tỏ sự sẵn sàng” thực hiện thêm những động thái khác, trong đó bao gồm phá bỏ cơ sở hạt nhân chính của mình tại Yongbyon nếu họ nhận thấy có những bước đi tích cực từ Mỹ. Theo cố vấn an nình quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong, đó có thể là tuyên bố chấm dứt chiến tranh từ Mỹ.

Trong quá khứ, Triều Tiên đã nhiều lần từ chối đơn phương từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình và nhấn mạnh rằng Mỹ nên đồng ý chính thức chấm dứt chiến tranh. Một số ảnh chụp vệ tinh và nhiều dấu hiệu khác trong những tháng gần đây cho thấy Triều Tiên có thể vẫn đang tiếp tục thực hiện chương trình hạt nhân một cách bí mật.

Lãnh đạo Triều tiên và Hàn Quốc cũng đồng ý xây dựng các tuyến đường giao thông nối hai quốc gia với nhau trong năm nay. Họ cũng sẽ đàm phán để mở cửa trở lại khu công nghiệp chung Kaesong và khu du lịch đỉnh Kumgang ở Triều Tiên một khi mọi điều kiện được thỏa mãn. Họ cũng nhất trí sẽ cùng nhau vận động để đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2032 và sẽ cùng nhau thi đấu tại các sự kiện thể thao lớn, trong đó có Thế vận hội 2020 tại Tokyo (Nhật Bản).

Vào ngày 20/9, trước khi lên đường trở về, ông Moon có dự định đến thăm đỉnh Baektu của Triều Tiên. Đây được cho là nơi ông nội và cha của ông Kim, hai nhà lãnh đạo tiền nhiệm của Triều Tiên, được sinh ra và được coi là đỉnh núi thiêng của đất nước.

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !