Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa: Iran được lợi gì?

Iran được cho sẽ có thêm sự hỗ trợ của Triều Tiên trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân sau khi Bình Nhưỡng phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm bắn đe dọa nhiều thành phố của Mỹ.

Tạp chí National Interest cho hay theo nghị sĩ Ted Poe, thành viên cấp cao trong Ủy ban đối ngoại kiêm Chủ tịch Tiểu ban Khủng bố, Giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt và Thương mại Mỹ, các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) gần đây của Triều Tiên đã chứng minh nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trước Quốc hội hồi tháng trước là hoàn toàn đúng. Theo ông Mattis, "Triều Tiên hiện là mối đe dọa nguy hiểm và cấp bách nhất đối với nền hòa bình và an ninh của Mỹ".

Ngoài ra, theo ông Poe, không loại trừ khả năng, Triều Tiên sẽ còn chuyển giao công nghệ phát triển tên lửa đạn đạo cho đồng minh thân thiết lâu năm là Iran. Trong khi đó, cả Triều Tiên và Iran đều bị coi là những quốc gia ủng hộ khủng bố và theo đuổi tham vọng hạt nhân, đe dọa trực tiếp tới lợi ích của Mỹ cùng đồng minh bằng lực lượng tên lửa đạn đạo.

Triều Tiên đang chứng minh tên lửa đạn đạo liên lục địa của nước này có thể đe dọa an ninh của Mỹ.

Trong nhiều năm qua, giới chuyên gia cũng đã nghi ngờ Triều Tiên là trụ cột chính trong chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Iran. Cho tới nay, nhiều tên lửa của Iran có thể được dùng để tấn công các mục tiêu của quân đội Mỹ ở Trung Đông, được cho là bản sao của các tên lửa do Triều Tiên thiết kế. 

Cụ thể, theo bản báo cáo được nhóm đối lập tại Iran mang tên Hội đồng Dân tộc kháng chiến Iran (NCRI) công bố hồi tháng trước, các kỹ sư Triều Tiên hiện đang có mặt ở Iran để giúp Tehran phát triển tên lửa trang bị đầu đạn hạt nhân. NCRI cũng chính là tổ chức đã phơi bày hoạt động bí mật tại cơ sở hạt nhân ở Natanz và Arak của chính phủ Iran hồi năm 2002.

Cũng theo NCRI, chính phủ Iran đang sử dụng các bản thiết kế của Triều Tiên để xây dựng những cơ sở phát triển tên lửa bí mật dưới lòng đất. Ngoài ra, chuyên gia hai nước cũng thường xuyên qua lại để hỗ trợ Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) phát triển đầu đạn hạt nhân và các hệ thống điều khiển. Nói cách khác, dưới sự hỗ trợ của Bình Nhưỡng, Tehran có thể phóng vũ khí hạt nhân vào các căn cứ quân sự quy mô lớn của Mỹ ở Trung Đông. 

Trên thực tế, quá trình phát triển hạt nhân của Iran vẫn còn đi sau Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều khả năng thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký kết với chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi năm 2015 có nguy cơ đổ vỡ như thỏa thuận mà Washington đã ký với Bình Nhưỡng vào năm 1994. Nếu như thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran đổ vỡ, Tehran sẽ nhanh chóng triển khai tích hợp đầu đạn hạt nhân lên trên số lượng lớn tên lửa đạn đạo nằm trong kho lưu trữ. Cùng đó, lực lượng tên lửa của Iran sẽ được bảo vệ an toàn hơn nhờ có sự trợ giúp từ Triều Tiên trong công tác xây dựng 13 cơ sở hạt nhân bí mật dưới lòng đất.

Vụ thử thành công lần đầu tiên ICBM hôm 4/7 của Triều Tiên đã khiến cộng đồng quốc tế mà đặc biệt là Mỹ vô cùng lo lắng. Thậm chí, trong vụ phóng gần nhất vào ngày 29/7, tầm bắn tên lửa của Triều Tiên được cho vươn tới nhiều thành phố của Mỹ bao gồm cả Chicago và New York.

Những vụ phóng ICBM trong tháng Bảy của Triều Tiên đã khiến nhiều chuyên gia vô cùng ngạc nhiên bởi theo đánh giá hồi tháng Năm của giới quan sát, Bình Nhưỡng sẽ chưa thể phóng ICBM cho tới năm 2020. Và với tốc độ phát triển nhanh chóng trong chương trình nghiên cứu tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên, viễn cảnh này với Iran cũng sẽ còn không xa.

Bởi theo Lầu Năm Góc, Triều Tiên đã chuyển giao tên lửa tầm trung Musudan cho Iran vào năm 2015 và trong đầu năm nay, Tehran đã cho phóng thử nghiệm. Bình Nhưỡng cũng sử dụng thiết kế của Musudan để phát triển thế hệ ICBM mới. Do đó, khả năng Tehran sẽ phát triển ICBM tương tự như con đường Triều Tiên đã đi. Khi Iran nắm trong tay ICBM, IRGC có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài Trung Đông và lấn sâu vào khu vực Tây Âu đe dọa các quốc gia đồng minh NATO của Mỹ

Triều Tiên được xem là trụ cột chính giúp Iran phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân.

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, thế giới đã suýt phải chứng kiến cuộc chiến hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ khi Liên Xô đưa các tên lửa hạt nhân tới Cuba. Hiện tại, chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang cho ra đời những loại tên lửa có tầm bắn vươn tới nhiều thành phố của Mỹ và Iran đang theo bước của ông Kim, vậy Mỹ phải làm gì để ngăn chặn mối đe dọa từ Bình Nhưỡng và Tehran?

Theo nghị sĩ Poe, trước hết, Mỹ có thể đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách các nước tài trợ khủng bố. Nhiều khả năng, dự thảo này sẽ sớm được Thượng viện Mỹ trình lên bàn của Tổng thống Donald Trump. 

Thứ hai, Mỹ cần chứng minh với Iran rằng việc sở hữu ICBM sẽ phải trả giá đắt và là bước đi sai lầm khiến Triều Tiên tiếp tục rơi vào cảnh bị áp đặt lệnh trừng phạt tăng cường. Những lệnh trừng phạt này sẽ nhắm tới các cơ quan của Trung Quốc, Iran cũng như nhiều công ty và ngân hàng bị cáo buộc có mối liên hệ với chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nếu như các nguồn tiền phi pháp không được chuyển tới Triều Tiên, 40% doanh thu của chính quyền Bình Nhưỡng sẽ bị loại bỏ. Đến lúc này, thế giới sẽ phải lựa chọn giữa một bên là hệ thống tài chính của Mỹ và một bên là Triều Tiên.

Ngay cả nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng sẽ phải thận trọng hơn trước những mối đe dọa mà Triều Tiên đang nhắm tới Mỹ. Bởi nếu tên lửa của Triều Tiên có thể đe dọa nhiều thành phố của Mỹ thì sẽ khó có thể ngăn Iran làm tương tự trong tương lai gần. Đây sẽ là cái giá đắt mà Triều Tiên cần tính toán thận trọng nếu như không muốn khiêu khích Mỹ. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !