Triều Tiên ‘nỗi ám ảnh’ lớn nhất của tổng thống Hàn Quốc
Các ứng cử viên chính trong cuộc bầu cử ở Hàn Quốc nói rằng họ sẽ thảo luận về Kim Jong-un, nhà lãnh đạo trẻ trung của một quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới, trong một nỗ lực để kết thúc cuộc “chiến tranh” đã bao trùm lên các mối quan hệ giữa hai nước dưới thời Tổng thống Lee Myung –bak, người buộc phải kết thúc nhiệm kỳ của mình trong tháng Hai tới đây.
Tuy nhiên, chính sách đặt quân sự lên hàng đầu của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã trường tồn qua cả đời ông và được kế thừa bởi người con trai thứ ba đầy khôn ngoan và khó đối phó.
Kim Jong-un đang điều hành đất nước theo một cách khá khác biệt so với người cha khắc khổ của mình. Tuy nhiên, hệ tư tưởng chính thức “triết lý của nòng sùng” vẫn được duy trì. |
Ứng cử viên đảng bảo thủ Park Geun-hye, con gái nhà cựu độc tài Park Chung-hee, nói rằng bà muốn xây dựng một “niềm tin chính trị” mới giữa hai miền Triều Tiên – khu vực trên lý thuyết thì vẫn đang trong một cuộc chiến tranh bởi họ chỉ mới ký với nhau một hiệp định ngừng bắn sau cuộc xung đột quân sự năm 1950 – 1953. Đối thủ chính của bà, đối thủ cánh tả Moon Jae-in, đã cam kết sẽ có một cuộc đàm phán vô điều kiện với Triều Tiên và các nhà viện trợ.
Trong suốt 17 năm cầm quyền, ông Kim Jong-il đã nhận 450 triệu USD các khoản viện trợ của chính phủ và khu vực tư nhân theo chính sách Ánh Dương của Hàn Quốc nhằm mục đích mua hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, kể cả khi nhận viện trợ, Triều Tiên luôn đẩy cao vấn đề phát triển vũ khí hạt nhân và các chương trình tên lửa. “Dù làm gì, Triều Tiên cũng luôn đặt mọi việc vào các chương trình nghị sự”, ông Yang Moo-jin thuộc trường Đại học Nghiên cứu về Bắc Triều Tiên ở thủ đô Hàn Quốc cho biết.
Mặc dù vậy, nhờ chính sách “quân sự là hàng đầu” nhằm xây dựng một đất nước mạnh đủ cho Mỹ phải để ý đến, lực lượng vũ trang quân sự của nước này đã mạnh lên rất nhiều và có thể sớm triển khai vũ khí hạt nhân. Lực lượng vũ trang của Triều Tiên đã từng nổ súng trên hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc năm 2010 sau khi Tổng thống Lee Myung –park cắt hết viện trợ cho nước này. Triều Tiên cũng bị buộc tội đã làm chìm tàu chiến của Hàn Quốc trong năm này cùng với cái chết của 46 người, tuy nhiên họ đã chối bỏ trách nhiệm.
“Chính sách Ánh Dương đã được đưa ra, cho phép chúng ta chịu trách nhiệm về tương lai của bán đảo Triều Tiên sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc”, ông Paik Hak-soon, một nhà chính sách độc lập của Viện Sejong, Seoul, Hàn Quốc nói, “Sau đó, ông Lee lên cầm quyền và sự đe dọa của chiến tranh đã trở nên rất thực tế.”
Kim Jong-un đang điều hành đất nước theo một cách khá khác biệt so với người cha khắc khổ của mình. Ông thường xuất hiện trước công chúng, mỉm cười, đi cùng người vợ trẻ, điều mà rất hiếm khi ông Kim Jong-il làm. Tuy nhiên, chính sách giữa cha và con nhà lãnh đạo không khác nhau là mấy. Hệ tư tưởng chính thức của kinh tế, quân sự và chính trị tự lực vẫn còn tồn tại, hỗ trợ cho việc xây dựng các lực lượng vũ trang và những gì được Kim Jong-il gọi là “triết lý của nòng sùng”.
Trong tháng 4, Triều Tiên đã xé một thỏa thuận viện trợ thực phẩm với Hoa Kỳ khi quyết định phóng tên lửa tầm xa mà các nhà quan sát vẫn gọi nó là một cuộc thử tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân. Đã có nhiều sự trừng phạt kể từ sau các cuộc thử hạt nhân của Triều Tiên trong những năm 2006, 2009, kể cả lệnh cấm phát triển công nghệ tên lửa và hạt nhận trong một nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Tháng này, Triều Tiên lại tiếp tục tái khởi động kế hoạch phóng tên lửa, được công bố là mang theo một vệ tinh thời tiết nhằm kỷ niệm 1 năm ngày mất của cố chủ tịch Kim Jong-il, và trùng hợp với các cuộc bầu cử tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Nước này đã thông báo hoãn chương trình phóng tên lửa, tuy nhiên chưa đưa ra thời gian dự kiến mới hay lý do cho sự ngừng lại này. Việc này đã bị Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản lên án và nhận được sự “quan ngại sâu sắc” từ Trung Quốc, nước luôn ủng hộ cho Triều Tiên.
Những người lính Triều Tiên vẫn được "huấn luyện" để hướng ánh mắt thù địch về phía Hàn Quốc hay phương Tây. |
Đồng thời trong thời gian này, hình ảnh vệ tinh đã hiển thị việc Triều Tiên tiếp tục cho xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ và chương trình làm giàu uranium, theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), có thể cho phép nước này mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình. Hành động này sẽ là phép thử đối với vị tổng thống tương lai của Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tiếp tục làm bùng nổ mâu thuẫn trong các chương trình nghị sự. Tổng thống Lee Myung-park đe dọa sẽ đưa ra các hành động tương xứng với “hành động khiêu khích” của Triều Tiên.
Bà Park Geun-hye đã không đề cập gì đến các chính sách sẽ được đưa ra để phản ứng với các chính sách thù địch và phát triển vũ khi đến từ Triều Tiên. “Cần có các biện pháp để đánh giá hậu quả…nhưng tôi không nhìn thấy chúng”, ông Yang nhận xét về các chính sách của bà Park. Nếu bà Park trúng cử, bà sẽ phải đàm phán với các cháu nội của Kim Il Sung, nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên, người đã ra lệnh cho một số âm mưu sát hại cha của bà, một trong số đó đã dẫn đến cái chết của mẹ bà.
Bà Moon lại là một trợ lý hàng đầu của cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, người đã tin tưởng vào mối quan hệ với Triều Tiên. Triển vọng của viện trợ vô điều kiện dưới thời của Moon có nghĩa là bà có khả năng để thu hút Triều Tiên hơn bà Park. Bà Park đã khiến Triều Tiên tức giận khi yêu cầu nước này từ bỏ chương trình hạt nhân và thử nghiệm tên lửa, các phương tiện truyền thông của Triều Tiên đã gọi bà là “một kẻ phát xít”.
Không giống như các chiến dịch tranh cử tổng thống trước đó, Triều Tiên có thể sẽ không thể trở thành một vấn đề lớn. Bởi hiện tại, các ứng cử viên như bà Park và bà Moon là tập trung sự chú ý của họ đối với nền kinh tế đang có nguy cơ sa sút hiện nay ở đất nước Hàn Quốc.