Triển vọng nào cho tranh chấp lãnh thổ Nga - Nhật Bản?

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga. Tuy nhiên, xét bối cảnh các lệnh cấm vận của Mỹ và EU chống Nga bị kéo dài đến tháng 7.2016 thì rõ ràng Mỹ không muốn mối quan hệ Nga-Nhật được cải thiện.
Triển vọng nào cho tranh chấp lãnh thổ Nga - Nhật Bản? - ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (bên trái)

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp báo tổng kết năm hoạt động của Chính phủ Nhật Bản năm 2015 cho rằng rằng lãnh đạo Nga và Nhật Bản cần tổ chức cuộc gặp cấp cao trong năm 2016 để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đối với khu vực Quần đảo Kuril (phía Nhật Bản gọi là khu vực lãnh thổ phương Bắc).

Theo khẳng định của ông Abe, cuộc đối thoại cấp cao Nga - Nhật là hết sức cần thiết đối với việc giải quyết các vấn đề còn đang bế tắc trong việc thúc đẩy ký kết Hiệp ước hòa bình Nga-Nhật. Ông Abe khẳng định sẽ nỗ lực không ngừng để Tổng thống Nga Putin thực hiện một chuyến thăm cấp cao đến Nhật Bản năm 2016.

Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Abe đã đến thăm Moscow vào năm 2013. Chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Nga Putin dự kiến thực hiện vào năm 2014 đã không diễn ra theo kế hoạch do những biến động lớn tại Ukraine.

Chuyến thăm được rời sang năm 2015 nhưng cuối cùng cũng không thực hiện được. Ông Abe và ông Putin chỉ gặp nhau trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Antale.

Theo tuyên bố của ông Dmitri Peskov, trong cuộc gặp này, lãnh đạo hai bên đã trao đổi về vấn đề Hiệp ước hòa bình Nga-Nhật và khả năng ông Putin sẽ thực hiện chuyến thăm Tokyo.

Hiệp ước hòa bình

Việc ký kết Hiệp ước hòa bình Nga-Nhật Bản hiện vẫn phụ thuộc vào các giải pháp đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Quan điểm của Nga là vấn đề biên giới giữa hai bên đã được xác định dựa vào kết quả Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và không được xem xét lại kết quả này.

Tuy nhiên, hai bên có đồng quan điểm rằng việc hai nước không ký kết được Hiệp ước hòa bình trong vòng hơn 70 năm qua là điều bất bình thường và cần phải sẵn sàng thảo luận để giải quyết vấn đề này.

“Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe muốn ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga. Tuy nhiên, xét bối cảnh các lệnh cấm vận của Mỹ và EU chống Nga bị kéo dài đến tháng 7.2016 thì rõ ràng Mỹ không muốn mối quan hệ Nga-Nhật được cải thiện”- chuyên gia về hợp tác Nga-Nhật, Chủ tịch Hội đồng kinh tế Đông Bắc Á, giáo sư danh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga Susumu Yosida nhận định.

Theo Susumu Yosida, triển vọng ngừng cấm vận trong tương lai và khả năng Moscow, Tokyo sẽ củng cố được mối quan hệ hợp tác đang ngày càng gia tăng khi Mỹ cũng cần đẩy mạnh hợp tác với Nga trong cuộc chiến chống IS.

“Bối cảnh này mở ra nhiều triển vọng cho Nhật Bản và Nga” - Susumu Yosida nhận định.

Được biết, năm 1951, Nhật Bản đã phải ký vào Hiệp ước hòa bình San Fransisco để từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Kuril và khu vực Nam Sakhalin. Tuy nhiên, hiệp ước này không chỉ rõ khu vực lãnh thổ này sẽ thuộc về bên nào nên đại diện Liên Xô đã từ chối ký hiệp ước này.

Nhận thấy vấn đề này, phía Nhật Bản năm 1955 đã lên tiếng đòi Liên Xô công nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với toàn bộ khu vực này. Sau các cuộc đàm phán kéo dài gần 2 năm, quan điểm hai bên đã trở nên gần nhau hơn và Nhật Bản chấp nhận không đòi chủ quyền với khu vực Nam Sakhalin mà chỉ đòi chủ quyền đối với cả 4 đảo trong quần đảo Kuril.

Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản ký tuyên bố chung. Theo đó, Moscow đồng ý xem xét lại khả năng chuyển cho phía Nhật Bản 2 đảo nếu như hai bên ký kết Hiệp ước hòa bình.

Tuy nhiên, phía Nhật Bản cho rằng việc ký kết hiệp ước này chỉ là một phần các giải pháp giải quyết tranh chấp và không từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ 4 hòn đảo trong khu vực này. Do đó, các cuộc đàm phán sau này đã không đem lại bất cứ kết quả nào.

Ngoại giao mềm dẻo

Trong thời gian gần đây, Chính phủ của Thủ tướng Abe đã cho thấy sự mềm dẻo trong việc giải quyết các vấn đề ngoại giao mà trước đây tưởng như không thể giải quyết được. Ví dụ như trong giải quyết tranh chấp với Hàn Quốc về trách nhiệm của Nhật Bản vì sử dụng nô lệ tình dục Hàn Quốc trong Chiến tranh thế giới lần hai.

Phía Nhật Bản đã chấp nhận xin lỗi và đồng ý trả khoản bồi thường 8,3 triệu USD cho các nạn nhân bị xâm phạm tình dục nhưng với điều kiện hai bên sẽ phải chấm dứt hoàn toàn tranh cãi về vấn đề này.

Khả năng thông qua các quyết định khiến nhiều người bất ngờ, theo đánh giá của giới chuyên gia, có thể giúp Thủ tướng Abe giải quyết được các tranh chấp với Nga.

Tuy nhiên, khác biệt là ở chỗ nếu như trong giải quyết tranh chấp với Hàn Quốc, Nhật Bản nhận được sự ủng hộ của Mỹ thì trong giải quyết tranh chấp với Nga, Mỹ lại có thể là tác nhân cản trở quá trình này.

Tuy nhiên cũng không nên loại trừ khả năng Tokyo sẽ thực hiện chính sách mềm dẻo đối với việc ký kết Hiệp ước hòa bình với Moscow. Cho dù Mỹ không hài lòng chăng nữa thì ông Abe vẫn sẽ tìm cách thúc đẩy đối thoại với Moscow. Biểu hiện của quyết tâm này là đối thoại các cấp giữa hai bên trong thời gian gần đây đã được đẩy mạnh.

Trước khi đón năm mới 2016, Đại sứ mới của Nhật Bản tại Nga Toesisa Kodzuki đã đến Moscow. Trong bài trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Ria Novosti của Nga, Đại sứ mới của Nhật tại Nga hứa sẽ cố gắng thúc đẩy các cuộc đối thoại chính trị ở các cấp độ khác nhau để thúc đẩy hợp tác Nga-Nhật Bản.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch đảng Dân chủ tự do cầm quyền, đồng thời là cựu Ngoại trưởng Nhật Bản Masahico Komura đã lên kế hoạch thực hiện chuyến thăm 4 ngày đến Nga trong tháng 1.2016.

Theo kênh truyền hình NHK của Nhật, ông Komura dự kiến sẽ có các cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hạ viện Nga Sergey Naryshkin để thảo luận hợp tác kinh tế giữa hai nước và khẳng định mong muốn chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Kuril.

Triển vọng nào cho tranh chấp lãnh thổ Nga - Nhật Bản? - ảnh 2

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Ngoài ra, ông Komura cũng bày tỏ hy vọng sẽ có các cuộc gặp gỡ với Ngoại trưởng Nga S.Lavrov và Tổng thống V.Putin để thảo luận về khả năng thực hiện chuyến thăm của ông Putin đến Tokyo.

Theo khẳng định của Đại sứ Nga tại Tokyo Evghenhi Afanasev, trong năm 2016, Nga sẽ “cởi mở để đối thoại với Nhật Bản ở tất cả các cấp độ”.

Triển vọng Tổng thống Putin thăm Nhật Bản

Trong thời gian gần đây, khả năng Tổng thống Nga Putin đến thăm Nhật Bản liên tục được bàn luận đến mỗi khi vấn đề được đề cập đến là quan hệ song phương Nga-Nhật hoặc vấn đề được đề cập đến là chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

Theo Đại sứ Afanasev, mối quan tâm chính hiện không phải là thời hạn của chuyến thăm mà là kết quả của chuyến thăm và các dự án sẽ được đề cập đến.

Truyền thông Nhật Bản thời gian gần đây cũng thường đề cập đến khả năng hai bên sẽ tổ chức cuộc gặp cấp cao không chính thức tại Vladivostok hoặc ở Khabarovsk.

Nhật báo Nikkei trích dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, Chính phủ Nga và Nhật Bản cho biết Thủ tướng Abe đã bày tỏ mong muốn sẽ đến thăm Nga trong thời gian sớm nhất để có thể đạt được tiến bộ trong giải quyết tranh chấp chủ quyền giữa hai nước.

Theo Nikkei, nếu như cuộc gặp này được tổ chức ở một trong các khu vực của Nga thì khi đó lãnh đạo hai bên có thể sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại trong khuôn khổ các chuyến thăm chính thức lẫn nhau.

Lãnh đạo Nhật Bản đang xem xét khả năng sẽ tổ chức cuộc gặp này trước khi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G-7 ở Nhật Bản.

Quy chế miễn thị thực

Theo khẳng định của Đại sứ Afanasev, Nga đã sẵn sàng trao đổi các biện pháp giảm bớt các thủ tục liên quan đến cấp visa, thậm chí có khả năng sẽ thực hiện quy chế miễn thị thực cho công dân Nhật Bản. “Vấn đề này vẫn cần bàn bạc thêm nhưng chúng tôi đã sẵn sàng”- ông Afanasev khẳng định.

Việc thực hiện quy chế miễn thị thực, theo giới phân tích, sẽ giúp thúc đẩy dòng khách du lịch đến hai nước. Chỉ tính riêng trong năm 2014 đã có 550 du khách Nhật trong số 1,1 nghìn khách Nhật đến khu vực Nam Kuril theo chương trình miễn thị thực.

Trong khi đó, có khá nhiều công dân Nga từ vùng Sakhalin cũng đã đến thăm Nhật Bản. Nếu như hai nước đạt được thỏa thuận về quy chế visa thì lượng khách hai nước đi thăm lẫn nhau sẽ tăng lên.

Chính việc công dân hai bên tăng cường tiếp xúc sẽ tạo ra bối cảnh thuận lợi để Nga và Nhật Bản ký kết Hiệp ước hòa bình. Mặc dù các lệnh cấm vận của Nhật áp dụng chống Nga nhẹ nhàng hơn nhiều so với các lệnh cấm vận của Mỹ và phương Tây nhưng nó vẫn có những tác động tiêu cực nhất định đến mối quan hệ Nga-Nhật. Do đó, việc tăng cường các cuộc tiếp xúc có thể giúp cải thiện quan hệ hai bên.

Tuy nhiên, với tính cách cẩn trọng trong việc đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề nào đó của người Nhật, dự kiến hai bên sẽ mất không ít thời gian để đưa ra giải pháp cuối cùng cho các vấn đề song phương.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới. Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập tờ Tiếng nói nước Nga và RIA Novosti thành Rossiya Segodnya (hãng tin tức quốc tế Russia Today (RT)).

Đào Cảnh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !