Trẻ nổi loạn khiến cha mẹ, giáo viên bất lực: Giáo dục "không có cửa" cho bạo lực!

Có nhiều cách giáo dục trẻ ở tuổi nổi loạn nhưng tuyệt đối không được dùng bạo lực với con trẻ. 

Bế tắc trong giáo dục trẻ nổi loạn?

Mới đây vụ việc cha mẹ nhờ người dọa "chôn sống" con trai đã gây ra những luồng dư luận trái chiều trong xã hội.

Cụ thể, anh Nguyễn Văn H. (bố nạn nhân, trú tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) cho biết anh rất đau lòng khi sự việc đã đi đến bước này.

Nhận thấy con trai mình quá hư hỏng, hai vợ chồng anh H. đã dùng nhiều cách khuyên can, dạy bảo con song bất thành. Vì quá bất lực nên anh H. nhờ người họ hàng có biện pháp răn đe để V. sợ mà ngoan hơn.

Cách dạy con "có một không hai" của gia đình anh H. khiến các bậc phụ huynh khác đồng tình thì ít mà phẫn nộ thì nhiều, thậm chí nhiều người còn mạnh mẽ chỉ ra rằng hành vi đó đã vi phạm pháp luật.

{keywords}
Thanh niên V. bị dọa chôn sống.

Không chỉ cha mẹ bế tắc dạy con, hiện nay vụ việc liên quan cô giáo Nguyễn Thị Tuất (giáo viên Trường tiểu học Sài Sơn B, Hà Nội) cũng khiến chúng ta phải nhìn nhận trên một góc độ khác về cách ứng xử, tiếp cận giáo dục trẻ ở tuổi nổi loạn.

Cô Tuất thông tin rằng học sinh khối 5 do cô giảng dạy liên tục quậy phá, hành hung cô giáo.

"Chủ yếu là học sinh khối 5 lấy thước, lấy dép ném vào mặt tôi. Tôi không chửi mắng, tôi bảo các con không được làm thế. Có em còn trùm áo đồng phục cướp đồ, lấy thước đánh khiến tôi phải lùi lại. Thậm chí dùng vòng chun bắn vào mắt làm tôi phải đi Bệnh viện Mắt Trung ương khám.

Cứ đến tiết học của tôi, các học sinh đồng loạt làm việc riêng, không học bài, gây mất trật tự… Thậm chí, có những em còn mang theo chăn đến lớp, chơi bài trong giờ học", cô Tuất nêu.

Tuy nhiên, một số giáo viên tại ngôi trường này lại cho rằng cô Tuất "không lắng nghe, thiếu chia sẻ" và "nghĩ xấu" về học sinh.

Thực hư vụ việc này còn phải đợi kết quả thanh tra của ngành giáo dục nhưng có một sự thật lộ ra trong đó là khoảng cách "khổng lồ" giữa giáo viên và học sinh. Khi tồn tại tình trạng mâu thuẫn, ác cảm từ bất cứ phía nào trong mối quan hệ thầy - trò thì hiển nhiên giáo dục không có hiệu quả. 

Không dùng bạo lực để uốn nắn trẻ

Cô Nguyễn Phương Chi – nguyên Giảng viên khoa Tâm lý (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết, đã là cha mẹ hiển nhiên ai cũng muốn con mình ngoan ngoãn, học giỏi nhưng trên thực tế vẫn có những đứa trẻ thích khẳng định cái tôi bất cần khiến bố mẹ đau đầu.

Tuy nhiên, mố mẹ chọn cách nhờ người dọa chôn sống để con sợ hãi, không dám ăn chơi, phá phách nữa là cách làm phản giáo dục, không thể chấp nhận được. Làm thế chắc chắn đứa trẻ sẽ càng chống đối, ngang tàng, khó dạy dỗ hơn chứ không ngoan hơn như bố mẹ mong đợi.

Giáo dục là cả một quá trình, việc cưỡng ép, răn đe bằng bạo lực mong con tốt lên sẽ gây phản tác dụng. Bởi lẽ, khi phát hiện ra chính bố mẹ đã nhờ người chôn sống mình đứa trẻ sẽ tổn thương về mặt tâm lý, càng khó để hóa giải hiềm khích với bố mẹ”, cô Chi nói.

Phân tích về hành vi phạt con của cha mẹ, cô Chi cho rằng, nhiều cha mẹ đã tự cho mình cái quyền đưa ra vô vàn hình phạt với con, trong đó có những hình phạt rất kinh khủng như đánh con thừa sống thiếu chết, dùng xích sắt xích con lại như xích một con vật, lột hết quần áo của con bắt đứng bêu giữa đường cho xấu hổ, cắt trụi tóc con… 

Bố mẹ cũng tự biện hộ hình phạt của mình nhân danh tình yêu "yêu cho roi cho vọt", "cá không ăn muối cá ươn". Nhiều thế hệ làm cha làm mẹ đã nghĩ vậy nên cho rằng đánh con, làm nhục con, thậm chí nhờ người dọa "chôn sống" con là lẽ đương nhiên.

Dù áp dụng các hình phạt nặng nề với trẻ nhưng có một thực tế là không ít cha mẹ, thậm chí cả giáo viên vẫn bất lực trong việc giáo dục con trẻ.

Việc uốn nắn, giáo dục một đứa trẻ không phải chuyện có thể làm một sớm một chiều mà cần thời gian cùng với sự kiên trì, tỉ mỉ. Có những đứa trẻ cần tình cảm mới có thể cảm hóa chứ không phải cứ dọa nạt, mắng nhiếc là được.

Tôi cho rằng, giáo dục nhất là với những đứa trẻ nổi loạn cần một quá trình đồng hành, vui buồn cùng đứa trẻ.

Với trường hợp học sinh trong lớp cô Tuất thì tôi không bàn đến vì sự việc hiện nay đang được thanh tra chưa kết luận đó có phải những học sinh bất cần hay có thế lực đằng sau xui các em.

Quay lại việc phụ huynh giáo dục con cái, tôi thấy phụ huynh luôn kỳ vọng vào con học giỏi, ngoan ngoãn nhưng bản thân lại không biết làm sao để dạy con.

Thông thường mỗi đứa trẻ sẽ có người có sự ảnh hưởng nhất định đến nó, đôi khi hơi ngược đời là đứa trẻ còn nghe lời bạn hơn cả nghe lời bố mẹ. Vậy tại sao chúng ta không kéo bạn của con về phe mình để từ đó uốn nắn con”, cô Phương Chi nói.

Cô Chi nhấn mạnh, việc giáo dục con cần hướng đến môi trường giáo dục lành mạnh, không bạo lực, bao gồm cả hành động và lời nói.

Vụ “chôn sống” nam thiếu niên: Tâm sự người bố

Vụ “chôn sống” nam thiếu niên: Tâm sự người bố "nhờ răn đe con cho ngoan hơn"

Theo người cha của nạn nhân N.Q.V., trước khi sự việc xảy ra, do con trai ham chơi bời, nhiều lần nói không được nên ông đã nhờ người răn đe, ai ngờ sự việc đi quá xa, gây hệ lụy khó lường.

Hoàng Thanh

Khi mượn xe phải trả lại với bình xăng thật đầy: Bài học tỷ phú Mỹ dạy con

Tất cả con cái của tỷ phú Charlie Munger đều tốt nghiệp các trường đại học danh giá và thành công trong lĩnh vực của mình. Những bài học ông áp dụng sẽ giúp các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con cái.

Con trai bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử, người mẹ Hà Nội xử trí đáng nể

Cách xử trí của bà mẹ Phương Thảo - người có con bị bạn bắt nạt đến mức muốn tự tử - rất đáng để các bậc phụ huynh tham khảo và suy nghĩ.

Trúng 5 vé độc đắc, người phụ nữ chi 2,4 tỷ đồng mua vàng tặng con cháu

Người phụ nữ ở Kiên Giang vừa trúng 5 tờ vé số độc đắc liền ra tiệm vàng, chi 2,4 tỷ đồng mua vàng khiến dân mạng xôn xao, gửi lời nhắn “xin vía”.

Ma túy 'núp bóng' các loại nước giải khát, thực phẩm chức năng

Ma túy được các đối tượng ngụy trang, "núp bóng" dưới hai dạng nước giải khát và thực phẩm chức năng có chứa chất ma túy hoặc ma túy được pha trộn, tẩm ướp, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử...

Mẹ 'đỏ mắt' tìm con gái thất lạc 40 năm để trao khoản tiền lớn

TRUNG QUỐC - Con gái "thất lạc" 40 năm nhưng người mẹ vẫn kiên trì tìm kiếm, muốn gặp lại con để thực hiện ước nguyện đau đáu từ lâu.

Cha nuôi nhường con ăn cơm thịt, chỉ mong con lớn khôn từng ngày

TRUNG QUỐC - Câu chuyện tình cảm gia đình của cô gái hiếu thảo và người cha nuôi nghèo đã chạm đến trái tim của hàng triệu người trên mạng xã hội ở đất nước tỷ dân.

Cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp gãy, cứu bố khỏi bị ngã

TRUNG QUỐC - Đoạn video giám sát tại nhà ghi lại khoảnh khắc một cậu bé 6 tuổi giữ chặt chiếc thang sắp bị gãy, cứu bố khỏi bị ngã, khiến người dùng mạng cảm động.

Nỗi sợ của anh Chánh Văn

“Tôi là kẻ có nhiều nỗi sợ và đang mỗi ngày tự mình học cách chấp nhận, chứ không phải để chiến thắng nỗi sợ đó”, anh 'Chánh Văn' Hoàng Anh Tú tâm sự.

Con trai trách đón muộn sao người làm mẹ chỉ biết lặng im?

Cậu con trai trách mẹ đến đón muộn nhưng người phụ nữ chỉ im lặng, không lên tiếng giải thích.

Mẹ nghèo vượt 1.500km về quê trong đêm động viên con thi tốt nghiệp THPT

Từ Bình Dương, nữ công nhân lặng lẽ bắt xe về quê động viên con trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đến khi gặp, con trai chị mới biết là mẹ về thăm. Hai mẹ con ôm nhau mừng mừng tủi tủi.

Đang cập nhật dữ liệu !