Trẻ bị thò lò mũi, bác sĩ chỉ ra sai lầm triệu của các bà mẹ

Ngoáy mũi, xì mũi… là những thói quen không tốt nhiều trẻ hay gặp khiến cho trẻ mắc bệnh tai mũi họng, thậm chí viêm xoang, viêm tai giữa cấp…

Ngoáy mũi đến chảy máu

Chị Thu Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) than phiền con gái chị rất hay ngoáy mũi. Hễ ngồi không là con cho tay vào mũi ngoáy. “Tôi nhắc thì con bảo nhưng con có cái gì ở trong mũi. Mà khốn khổ, mũi khô nó cũng cho tay vào ngoáy đến khi mũi thò lò cũng vẫn ngoáy. Bảo nó xì mạnh ra nhưng nhất quyết không nghe”, người phụ này cho biết.

Tình trạng này khiến con gái chị Hà rất hay bị chảy máu mũi. Tuần vừa rồi bé còn bị viêm tai giữa cấp.

Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS. BS chuyên khoa tai mũi họng Phạm Thị Bích Đào, BV ĐH Y Hà Nội cho biết, bệnh lý tai mũi họng là nhóm bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em.

“Ngoài những yếu tố gây bệnh như thời tiết, khí hậu, môi trường, khói bụi…, thói quen không tốt cũng góp phần gây nên các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ”, PGS. TS Bích Đào cảnh báo.

Theo chuyên gia thói quen xấu đầu tiên có thể kể đến là việc ngoáy mũi. Đây là thói quen thường gặp với nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Mặc dù thói quen không nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ gặp một số bệnh lý.

Cụ thể: Chảy máu mũi – đây là “sự cố” rất thường gặp ở những trẻ hay ngoáy mũi do làm tổn thương các mạch máu nhỏ vùng mũi trước.

Việc ngoáy mũi thường xuyên có thể gây tổn thương da vùng tiền đình mũi gây viêm loét, nhọt tiền đình mũi.

Ngoáy mũi là con đường đưa virus, vi khuẩn, nấm… từ tay vào mũi khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm mũi xoang.

“Nguyên nhân khiến trẻ ngoáy mũi có thể do trẻ đang có tình trạng viêm mũi gây ngứa mũi, cản trở đường thở qua mũi, tăng tạo dử mũi làm trẻ vướng hoặc do trẻ khô mũi, có dị vật trong mũi…”, PGS. TS Bích Đào cho hay.

Khi con hay ngoáy mũi, PGS. TS Bích Đào cho rằng bố mẹ không nên trách mắng mà thường xuyên nhắc nhở trẻ không nên ngoáy mũi.

“Bố mẹ nên cắt móng tay cho trẻ, dặn trẻ thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Hướng dẫn trẻ vệ sinh mũi đúng cách như lau mũi nhẹ nhàng bằng giấy sạch hoặc khăn hơi ẩm.

Nếu trẻ bị ngứa, khô mũi đặc biệt vào mùa hanh, khô hoặc trẻ thường xuyên nằm điều hòa có thể nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Bố mẹ không ngoáy mũi, không nên bơm rửa mũi, tránh tổn thương lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc mũi.

Đặc biệt, các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng nếu thói quen ngoáy mũi của trẻ không thay đổi hoặc xuất hiện chảy máu mũi để tìm các nguyên nhân viêm, bệnh lý bất thường và điều trị”, PGS. TS Bích Đào nói.

Xì mũi có thể gây bệnh tai mũi họng

Đáng ngại hơn, theo PGS. TS Bích Đào, hầu hết mọi người đều cho rằng xì mũi thật mạnh để đẩy dịch, chất bẩn ở mũi ra ngoài. Do đó, nhiều bố mẹ hướng dẫn con xì mũi khi thấy con bị chảy mũi, tạo nên thói quen không tốt.

“Xì mũi không đúng cách vô tình tạo áp suất lớn trong hốc mũi, khiến cho dịch mũi bao gồm virus, vi khuẩn, các vi nấm, bụi hóa chất… bị đẩy vào trong xoang mũi gây viêm xoang hoặc bị đẩy lên tai giữa qua vòi tai gây viêm tai giữa cấp, viêm tai ứ dịch, viêm tắc vòi nhĩ… Xì mũi mạnh có thể gây vỡ các mạch máu nhỏ ở mũi và chảy máu mũi”, PGS. TS Bích Đào nhấn mạnh.

Do đó, vị chuyên gia này khuyến cáo khi trẻ bị chảy dịch mũi, ngạt mũi báo hiệu trẻ có bệnh lý mũi xoang. Bố mẹ nên cho trẻ đi khám và điều trị sớm.

Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý hướng dẫn trẻ xì mũi tránh gây các biến chứng nặng hơn. Thay vào đó, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ khịt mũi (hít vào) để dịch mũi chảy xuống họng, sau đó khạc nhẹ nhàng ra ngoài hoặc uống nước ấm để dịch trôi theo đường tiêu hóa.

N. Huyền 

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Loại virus nguy hiểm nhất gây bệnh tay chân miệng

So với nhiều tác nhân gây ra bệnh tay chân miệng, Enterovirus 71 là virus nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong sau 4 tiếng người mắc xuất hiện biến chứng.

Bốn thói quen buổi sáng của những người sống lâu nhất thế giới

Khởi đầu buổi sáng với bữa ăn lành mạnh, tách cà phê, nói điều tốt đẹp với người khác... sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguy cơ gia tăng căn bệnh cướp mạng sống nhiều người Việt nhất ngày nắng nóng

Tại Việt Nam, tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, hơn cả ung thư hay tai nạn giao thông. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh lý này trong những ngày nắng nóng.

Đang cập nhật dữ liệu !