Trải lòng của những người canh cho dân đón tết

Từng đôi tình nhân tay trong tay, từng nhóm thanh niên, gia đình xuống phố vui xuân.
Nhưng ở các ngã tư, ngã ba đường phố các chiến sĩ CSGT vẫn phải làm việc hết công suất để điều tiết biển người đi lại trong trật tự.

Theo báo cáo của ủy ban An toàn Giao Thông Quốc gia, mỗi năm chỉ riêng dịp tết Nguyên đán, cả nước xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông. Cuộc sống của hàng trăm con người bỗng chốc vụt tắt. Kèm theo đó là nỗi đau của bao gia đình phải chịu cảnh tang tóc khi Tết đên xuân về.

Để những nỗi đau đó hạn chế đến mức thấp nhất và đảm bảo một cái tết an lành, cùng với các lực lượng vũ trang, đặc biệt là lực lượng cảnh sát giao thông(CSGT) luôn phải làm việc với 100% quân số với tinh thần nhiệt huyết và trách nhiệm. Trong thời khắc đặc biệt đó, chiến sỹ CSGT trải qua không ít những tình huống thót tim, buồn đau và cả những niềm vui nho nhỏ khi làm nhiệm vụ trong những ngày đặc biệt này.

Trải lòng của những người canh cho dân đón tết - ảnh 1

Các chiến sĩ làm nhiệm vụ đêm giao thừa

Nếu bị phạt, sẽ bị “giông”!?

Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Tết đến xuân về, mỗi người chúng ta đều mang theo nhiều điều mong ước về sự tốt lành, may mắn, sung túc. Trong khi với lực lượng CSGT thì họ chỉ có một mong ước hết sức giản dị là không ai bị mất Tết vì tai nạn giao thông. Nhà nhà, người người khi đi may mắn, khi về bình an. Tuy nhiên, để những mong ước giản dị thành hiện thực trước mỗi dịp Tết, lực lượng công an luôn phải có phương án sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất.

Theo chia sẻ của cán bộ phòng CSGT công an TP.Hà Nội, trước những ngày Tết, đông chí Giám đốc công an TP và lãnh đạo phòng CSGT đều có kế hoạch bố trí tăng cường trên tất cả các tuyến đường, đặc biệt trong khi vực nội thành để điều tiết giao thông, hạn chế đến mưc thấp nhất ùn tắc có thể xảy ra.

Đặc biệt trong nhiều năm qua, Hà Nội thường xuyên tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa. Thời điểm này, dòng người đổ về phía trung tâm thành phố có thể lên tới hàng triệu. Từng đôi tình nhân tay trong tay, từng nhóm thanh niên, gia đình xuống phố vui xuân. Nhưng ở những ngã tư, ngã ba đường phố các chiến sỹ CSGT vẫn phải làm việc hết công suất để điều tiết biển người đi lại trong trật tự. Thâm chí cói đội ứng trực ngay gần bờ Hồ lúc bắn pháo hoa nhưng ánh mắt của họ không thể theo dõi những chùm pháo hoa đang rực sáng kia. Lúc này họ phải tập trung vào những tốp người có nguy cơ lạng lác, đánh võng do quá khích.

Trung úy Lê Anh Tới, phong CSGT, công an Hà Nội chia sẻ: “Công an thì cũng là con người. Dù khi chọn nghề này tôi đã xác định phần nào những gì phải đối mặt, nhưng những giờ phút đó chúng tôi cũng không khỏi xao xuyến và động lòng, không biết người thân của mình đang đón tết ra sao. Nhưng vì nhiệm vụ bảo vệ Tết là nhiệm vụ rất quan trọng nên ai cũng xác định rõ là phải làm tốt những nhiệm vụ được giao”.

“Tôi không thể tưởng tượng được giao thông sẽ ra sao nếu đi xem bán pháo hoa đêm giao thừa ở bờ Hồ mà không có lực lượng CSGT. Giữa dòng người đó, không ít phần tử quá khích sẵn sáng tổ chức đua xe, lạng lách, đánh võng. Chăc chắn tôi sẽ không ta đường ngày lễ nếu không có đông đảo lực lượng công an làm việc”, anh Hoàng Hữu Tuấn, nhân viên IT cho biết.

Trung tá Nguyễn Hữu Thịnh, phó đội trưởng đội Tuyên truyền và Điều tra giải quyết tai nạn, phòng CSGT công an Hà Nội cho biết:”Thông thường, ngày Tết người điều khiển giao thông hay sử dụng nhiều rượu bia. Thậm chí có trường hợp sau đến nỗi không thể dựng nổi xe. Có anh vẫn còn tưởng đang nồi bàn nhậu, tưởng CSGT là “cạ rượu”. Họ hào hứng rủ cả CSGT đi tăng hai. Những trường hợp này, chúng tôi không còn cách nào khác là mời họ về đón giao thừa tại đồn công an gần nhất cho an toàn”.

Theo nhiều chiến sỹ chia sẻ, mặc dù không ít người vô tư cầm tay lái khi trong người có chất cồn, còn đại đa số chấp hành khá tốt vì họ sợ phạt đêm giao thừa sẽ bị “giông” đầu năm. Nếu không phạm lỗi nặng, CSGT làm việc ngày Tết cũng thường chỉ nhắc nhở người vi phạm là chủ yếu. Dù luôn phải sẵn sàng xử lý các vi phạm giao thông nhưng thời khắc thiêng liêng của năm mới cũng không thiếu những câu chuyện làm ấm lòng để họ yêu nghề và tin tưởng vào công việc của mình hơn.

Trải lòng của những người canh cho dân đón tết - ảnh 2

Trung tá Nguyễn Đức Thịnh

Vui buồn đêm giao thừa

Trung tá Nguyễn Đức Thịnh vẫn còn nhớ như in câu chuyện cách đây 2 năm khi anh còn công tác ở Đội CSGT số 12 đóng trên địa bàn Huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

“Lúc đó khoảng 2h chiều, ngày 30 tết, khi tôi vừa bước ra khỏi cổng cơ quan để đi mua cành đào, bất chợt gặp một người phụ nữ khoảng gần 40 tuổi vừa đi bộ, vừa hỏi thăm đường. Thực sự lúc đó tôi không hiểu vì sao chiều 30 Tết mà người phụ nữ này vẫn còn hỏi thăm đường hướng đi Lai Châu?. Một chút động lòng đã thôi thúc tôi hỏi chuyện.

Tôi thật xúc động khi nghe cô ấy nói đang cố bắt xe đi nhờ về Lai Châu vì không có đủ tiền trả vé xe, cô ấy nói rằng đi chăm chồng ốm ở bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Dù chồng chưa khỏi ốm, vẫn phải nằm viện nhưng em cũng muốn về qua nhà lo cho các cháu nồi bánh chưng. Tuy nhiên, khi ra bến xe thì không còn đủ tiền bời giá xe đã tăng gấp đôi. Và ngày Tết, lái xe cũng lo làm sao bắt được nhiều khách, thu thật nhiều tiền, mấy ai hiểu cho hoàn cảnh của chị. Vậy là chị vừa đi vừa bắt xe, đi được đoạn nào hay đoạn ấy.

Khi nghe câu chuyện đó, tôi nghĩ mình phải làm thế nào giúp cô ấy bắt được xe về Lai Châu. Sau khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ đứng chờ, tôi và cô ấy cũng gặp được một chiếc xe đi thăm một đơn vị bộ đội đóng tại Lai Châu cho đi nhờ. Trong lúc trực ở cơ quan, đến thời khắc giao thừa tôi được một đồng chí trong đoàn thông báo là đã đưa được người phụ nữ về tới nhà. Đó có lẽ là niềm vui khôn xiết, kỷ niệm khí quên trong cuốc đời làm CSGT của tôi”, trung tá Thịnh nhớ lại.

Theo lời của một số chiến sỹ làm nhiệm vụ quan các khu vực diễn ra các hoạt động văn hóa thì cảnh tượng CSGT làm “vú em” là chuyện xảy ra như cơm bữa, Nhiều khi họ đng làm nhiệm vụ thấy một em bé đang đi lạc. Ngay lập tức, CSGT sẵn sàng trở thành “vú em” bất đắc dĩ. Những chiếc lao của công an phường lập tức phát huy tác dụng. Hình ảnh hôét hoảng khóc lóc của các bà mẹ bị lạc con rồi niềm vui khôn xiết của họ khi tìm lại được con đều là những câu chuyện ấm áp giữa đêm giao thừa lạnh giá, xa nhà của các chiến sỹ.

Bên cạnh nhưng câu chuyện ấm lòng đêm xuân thì cũng không ít vụ tai tạn bi thương cướp đi sinh mạng của người dân ngay đêm giao thừa. Đại úy Nguyễn Khắc Bốn, Đội Tuyên truyền và Điều tra giải quyết tai nạn phòng CSGT công an Hà Nội bùi ngùi nhớ lại vụ tai nạn vào đêm giao thừa Tết Tân Mão.

Vào hồi 1h ngày 14/2(rạng sáng ngày mùng 1 Tết) tại km 201+200 quốc lộ 1B trên địa phận xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, chiếc mô tô 27 V7 - 96xxx đã va chạm với một chiếc ô tô. Tai nạn cướp đi sinh mệnh của anh Lương Viết H. (sinh năm 1993, điều khiển xe mô tô) đang công tác tại một đơn vị công an của quận Đống Đa, Hà Nội.

Theo lời gia đình, anh đang trên đường chạy từ Hà Nội về Hà Nam để đón tết cùng gia đình. Mặc dù chỉ ít phút sau lực lượng khám nghiệm hiện trường đã có mặt nhưng thời khắc vắng vẻ đỏ, người điều khiển xe ôt tô đã bỏ trốn. “ Trong đêm giao thừa, chúng tôi phải làm công việc bất đắc dĩ là khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Bất cứ ai trong đội cũng không khỏi xót xa”, đại úy Vũ Văn Kim tâm sự.

Trung tá Nguyễn Đức Thịnh cho biết: “Hầu như năm nào cũng nghe được những câu chuyện của các đồng chí trẻ mới lập gia đình hay có con nhỏ kết về sự thiệt thòi ngày Tết của người thân họ. Ai yêu và lấy họ mới hiểu nỗi niềm đó. Niềm vui của chúng tôi là khi tất cả đều được hưởng trọn vẹn sự sum vầy bên gia đình trong an lành, hạnh phúc”.

Những dòng người hối hả rời trung tâm thành phố cũng là lúc đã 1-2h sáng. Pháo hoa có thể không còn nhưng Tết mới chỉ bắt đầu. Đối với các anh, thức trắng đêm giao thừa làm nhiệm vụ không còn là điều gì quá đặc biệt, mà nó đã trở thành lẽ tự nhiên, cũng như cách mà các anh luôn coi việc bảo vệ bình yên cho nhân dân là nhiệm vụ lớn nhất của mình.

Nguồn: Phòng CSGT - CA Hà Nội

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !