TQ có thể bắn chìm tàu sân bay Mỹ với… “một phát đạn”?
TQ có thể bắn chìm tàu sân bay Mỹ với… “một phát đạn”?
Kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ luôn chứng tỏ được vị thế “không có đối thủ” về lĩnh vực Hải quân và đội tàu sân bay được trang bị tối tân chính là con át chủ bài của họ. Nhưng giờ đây, vị trí thống trị của Hải quân Mỹ đang bị đe dọa nghiêm trọng khi Trung Quốc mới vừa thử thành công mẫu tên lửa DF-21D – mẫu tên lửa mới nhất có khả năng đánh chìm một tàu sân bay lớn nhất của Mỹ chỉ với một phát bắn duy nhất.
Thuyết minh cơ chế chiến đấu của Đông Phong 21D |
DF-21D (Đông Phong biến thể D) là tên lửa đạn đạo chống tàu đầu tiên và duy nhất trên thế giới (ASBM). Đây là loại tên lửa hai tầng, nhiên liệu rắn, tầm bắn gần tối đa đạt 2.700-3.000 km, đầu đạn có sức công phá từ 200 đến 500 kiloton.
Tên lửa này được phát triển bởi Học viện Cơ học và Công nghệ điện tử Changfeng – Trung Quốc. Đây là một nỗ lực to lớn của Trung Quốc nhằm hiện đại hóa quân đội dựa trên việc phát triển công nghệ tên lửa tấn công nhằm áp đảo đối thủ. Mỹ cho rằng tên lửa DF-21D đã được đưa vào trang bị từ khoảng năm 2009.
Trung Quốc không tiết lộ nhiều về phạm vi hoạt động của hệ thống tên lửa của mình xong các chuyên gia quân sự Mỹ tin rằng Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống trạm radar ngoài đường chân trời (OTH) làm phương tiện ưu tiên để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu cho ASBM, có bán kính khoảng 3.000km, bao trùm lên biển Đông - nơi Trung Quốc gần đây đang mạnh miệng tuyên bố chủ quyền và tranh chấp với hàng loạt các quốc gia trong khu vực - nhằm theo dõi mọi hoạt động trong vùng biển này.
Nếu hệ thống radar OTH này phát hiện ra mục tiêu (các hạm đội) nó sẽ khởi động một tập hợp các vệ tinh Yaogan để tìm kiếm và định vị chính xác mục tiêu, hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp cũng đồng thời được khởi động nhằm tinh chỉnh các dữ liệu sao cho chính xác nhất và truyền tải các thông tin này về trung tâm chỉ huy trên bờ. Trong khi đó, máy bay không người lái (UAV) sẽ được đưa đến để theo dõi các hạm đội,
Hành động trên của Trung Quốc được cho là nhằm hạn chế sự can thiệp của Mỹ vào eo biển Đài Loan cũng như là công cụ đắc lực trong việc giải quyết các vẫn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng tại Biển Đông.
Cộng đồng quốc tế và các chuyên gia an ninh cũng lên tiếng lo ngại về việc đầu đạn FAE của tên lửa HF-21D có thể dễ dàng thay thế bằng các đầu đạn hạt nhân. Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ, những nước từ lâu vốn đã không “cơm lành canh ngọt” với Trung Quốc.
Cũng có thể những động thái này của Trung Quốc thúc đẩy đến sự tan vỡ của Hiệp ước INF được ký giữa Nga và Mỹ nhằm hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa hành trình
T.D.P
Đọc nhiều:
>> Bạc Hy Lai: Quyền lực, chính trị và sự sụp đổ
>> Vì sao Bộ trưởng Đinh La Thăng chọn giải pháp "im lặng"?
>> Giám đốc Sở Y tế đóng giả bệnh nhân "bắt bài" bác sĩ Trung Quốc
>> EVN kêu... kẹt vì độc quyền
>> Đà Nẵng thí điểm cấp dưới trực tiếp 'chấm điểm' cấp trên