TP.HCM đề xuất tăng học phí gấp 3 lần
Một trong những tờ trình đáng chú ý nhất trong kỳ họp này là đề xuất tăng học phí từ năm học 2013 - 2014 đến 2014 - 2015. Theo UBND TP, thực chất đề xuất này là thực hiện theo Nghị định 49 (năm 2010) của Chính phủ quy định miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM họp trong 4 ngày. |
UBND TP đưa ra nhiều lý do cho đề xuất tăng học phí ngay từ năm học mới này và cho rằng đến nay, khung học phí ban hành năm 1998 không còn thích hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội. Mức học phí đã bộc lộ nhiều yếu kém, bất hợp lý. Cụ thể từ năm 1998 đến nay đã 7 lần điều chỉnh lương tối thiểu chung (từ 290.000 đồng/người/tháng lên 1.050.000 đồng/người/tháng) nên tỷ trọng chi tiền lương giáo viên và cán bộ quản lý tăng lên tương ứng, dẫn đến kinh phí phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập và quản lý thấp.
UBND TP cũng nhìn nhận thực tế có tình trạng lạm thu mà nguyên nhân được nêu ra do mức học phí thấp, không ít trường, đặc biệt là các trường phổ thông công lập, thực hiện những khoản thu khác, tạo ra tình hình phức tạp, thiếu minh bạch trong cơ cấu tài chính.
Theo UBND TP, do thực tế thu nhập của hộ gia đình ở TP khác nhau nên dự kiến mức thu học phí được chia thành 2 nhóm. Cụ thể nhóm 1 là học sinh có gia đình ở các quận nội thành (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức và Bình Tân). Nhóm 2 là học sinh có gia đình sống ở các huyện ngoại thành (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ và huyện Nhà Bè). Mức học phí đề xuất áp dụng cho nhóm 2 thấp hơn nhóm 1. Cũng theo đề xuất, mức học phí năm học 2014 - 2015 tăng so với năm 2013 - 2014 là 3 lần, từ 50.000 đồng/tháng hiện nay lên 150.000 đồng/tháng đối với nhà trẻ ở nội thành.
Mức học phí cũ tại TP.HCM. |
Mức học phí mới theo đề xuất. |
Khánh Trung