Top 10 thành phố có nạn tắc đường trầm trọng nhất thế giới
Các số liệu đó do Chỉ số Castrol Magnatec Stop-Start công bố, dựa trên điều kiện giao thông và số lần bật chế độ dừng xe tắt máy (stop-start) của các phương tiện ở 78 thành phố trên khắp thế giới để xác định mức độ ảnh hưởng của giao thông đến thời gian đi đường.
Chỉ số này được thực hiện nhờ thiết bị định vị Tom Tom và tính theo công thức: trung bình số lần dừng xe tắt máy/1 km x trung bình quãng đường/ năm.
Jakarta đứng đầu danh sách này với 33.240 lần stop-start mỗi năm. Theo sau là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ 32.520 lần và Mexico với 30.840 lần. Ngoài ra, chỉ số cũng thống kê số lần các xe sử dụng chế độ Idling Stop (động cơ tạm nghỉ khi dừng đèn giao thông hoặc xe đứng lại).
Người dân Jakarta cũng như những người đến thành phố này từ lâu đã nói rất nhiều về tình trạng giao thông hỗn loạn của thủ đô - các dòng xe di chuyển khó khăn hoặc bò trên đường, trong nhiều giờ liền chỉ nhích được khoảng chục km.
Chỉ số này đã thu hút sự chú ý và được chia sẻ rộng rãi trên truyền thông xã hội với nhiều lời “chúc mừng” Jakarta được ở vị trí số 1.
Những thành phố có giao thông tồi tệ nhất thế giới:
1. Jakarta, Indonesia (33.240 lần stop-start)
Giao thông tắc nghẽn ở thủ đôJakarta, Indonesia. |
2. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (32.520 lần)
Giao thông ởIstanbul. |
3. Mexico City, Mexico (30.840 lần)
Đoàn xe kéo dài ởMexico City. |
4. Surabaya, Indonesia (29.880 lần)
Các làn đường chật ních phương tiện tham gia giao thông ở thành phố lớn thứ hai Indonesia -Surabaya. |
5. St. Petersburg, Nga (29.040 lần)
Giao thông ởSt. Petersburg giờ cao điểm. |
6. Moscow, Nga (28.680 lần)
Đoàn xe ở thủ đô Moscow, Nga. |
7. Rome, Ý (28.680 lần)
Khung cảnh tương tự tại thủ đô Rome của Ý. |
8. Bangkok, Thái Lan (27.480 lần)
Kẹt xe tạiBangkok, Thái Lan. |
9. Guadalajara, Mexico (24.840 lần)
Cảnh đường phố củaGuadalajara khi nhìn từ trên cao xuống. |
10. Buenos Aires, Argentina (23.760 lần)
VàBuenos Aires ở vị trí cuối bảng xếp hạng. |
Công nghệ Stop - Start hoạt động dựa trên máy tính trung tâm sẽ xử lý các cảm biến (bướm ga, tốc độ, nhiệt độ động cơ…) và đưa ra tín hiệu điều khiển chính xác đến từng chế độ hoạt động của động cơ như khi bắt đầu khởi động, ngắt động cơ khi xe dừng quá một khoảng thời gian xác định.
Việc động cơ ngừng chạy (ví dụ: dừng đèn đỏ) sẽ giúp giảm bớt lượng nhiên liệu tiêu hao so với việc chạy không tải (ở các xe không có Stop-Start). Khi nhấp chân ga, động cơ sẽ hoạt động trở lại một cách nhanh chóng mà không cần khởi động lại.
Nhằm đáp ứng tiêu chí sáng tạo và ứng dụng một hệ thống nhằm mang lại khả năng tiết kiệm nhiên liệu và khí thải phải sạch đối với dòng xe tay ga, động cơ 4 thì, Honda đã giới thiệu hệ thống tạm ngắt động cơ (Idling Stop) khi dừng đèn đỏ hoặc do tắc đường và sẽ tái khởi động trở lại khi người điều khiển tăng ga đi tiếp.
Nếu so sánh với động cơ không trang bị hệ thống Idling Stop thì thế hệ động cơ mới ứng dụng công nghệ tiên tiến trên có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình thấp hơn 5,1%.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.