Tổng Thư ký NATO tuyên bố cho Nga “cơ hội cuối cùng” thực hiện Hiệp ước INF

Tờ DPA dẫn tuyên bố của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Nga “cơ hội cuối cùng” để tái thực thi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) là trước tháng Hai năm nay.

Tổng thư ký NATOJens Stoltenberg

Trả lời phỏng vấn DPA, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: "Nếu Nga không trở lại tuân thủ, thì sẽ gặp vấn đề lớn, Hiệp ước INF sẽ sụp đổ. Chúng tôi cho Nga cơ hội cuối cùng để bắt đầu tái thực hiện Hiệp ước. Nếu Nga không làm điều này, thì Hoa Kỳ tuyên bố họ sẽ rút lui hỏi Hiệp ước".

Tổng thư ký NATO nhấn mạnh, nếu xảy ra việc chấm dứt Hiệp ước INF, đương nhiên, chúng tôi sẽ phải đáp trả. NATO đã bắt đầu thảo luận xem, chính xác thì chúng tôi phải làm những gì. Chúng tôi sẽ đáp trả một cách tương xứng, nhưng vẫn còn quá sớm để nói nó là như thế nào. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng".

Trước đó, ngày 20/10, tuyên bố trước báo giới sau cuộc vận động cử tri tại Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump cho biết Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung đã ký với Nga, mở ra nguy cơ đối đầu hạt nhân tại châu Âu sau gần ba thập kỷ.

Nhà lãnh đạo Mỹ đổ lỗi cho Nga là bên vi phạm trước, đồng thời cho biết nếu Nga và Trung Quốc không chịu ký một thỏa thuận hạn chế vũ khí hạt nhân mới thì nước này sẽ cho phát triển vũ khí hạt nhân của mình.

Ngày 30/12, Quốc hội Hoa Kỳ đã đưa ra bản báo cáo của các chuyên gia phân tích, trong đó xem xét những phương án hành động khác nhau để “giảm bớt mối đe dọa với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và các đồng minh” vì “ở Nga xuất hiện loại tên lửa hành trình mới” mà Mỹ cho là vi phạm các điều khoản của Hiệp ước INF.

Tổng Thư ký NATO tuyên bố cho Nga "cơ hội cuối cùng” thực hiện Hiệp ước INF

Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố Nga có hai tháng để quay trở lại thực hiện nghĩa vụ thuộc INF. Ngoại trưởng lưu ý, nếu Moscow không chịu tuân thủ các nghĩa vụ này, thì Washington sẽ ngừng ngay các trách nhiệm thuộc INF của mình.

Bên cạnh đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế, Andrea Thompson cho biết, Hoa Kỳ đang thúc giục Nga từ bỏ Hệ thống tên lửa hành trình tầm trung với tên gọi Novator 9M729 (tên định danh NATO gọi là SSC-8) hoặc sửa đổi hệ thống này để phạm vi của nó không vi phạm các điều khoản của hiệp ước.

Trong những năm gần đây, Moscow và Washington thường xuyên cáo buộc lẫn nhau vi phạm Hiệp ước INF. Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng họ tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản. Ngoại trưởng Lavrov cho biết Moscow có những nghi vấn lớn đối với việc thực hiện hiệp ước của chính người Mỹ.

Đặc biệt, Moscow chỉ ra rằng Hoa Kỳ triển khai trên đất liền, tại căn cứ quân sự ở Romania, cũng như ở Ba Lan – là những nơi có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk, vốn bị cấm theo các điều khoản của INF. Phía Nga cũng nhấn mạnh đến thực tế Hoa Kỳ đang phát triển các phương tiện bay tấn công không người lái, cũng như tài trợ nghiên cứu về việc tạo ra một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất.

Năm 1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đặt bút ký Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).

Hiệp ước INF

Hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã được ký kết vào ngày 8/12/1987, trong chuyến thăm của lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev tới Washington. Theo đó, hai bên cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 km tới 5.500 km).

Bước đầu, hai bên cam kết giảm một loại vũ khí tên lửa với phạm vi hủy diệt từ 500 đến 1000 và từ 1.000 đến 5.500 km, bao gồm cả tên lửa R-12 và R-14 mà Liên Xô đặt tại Cuba vào năm 1962, vốn gây ra cuộc khủng hoảng Caribean.

Tháng 5/1991, Hiệp ước đã được thực hiện đầy đủ. Vào thời điểm đó, Liên Xô đã phá hủy 1.752 tên lửa đạn đạo và hành trình, Hoa Kỳ cũng phá hủy 859 tên lửa.

Hiệp ước có hiệu lực vô thời hạn. Đồng thời, mỗi bên có quyền chấm dứt nếu đưa ra được bằng chứng thuyết phục về sự cần thiết phải ra khỏi Hiệp ước.

Trí Đức (Lược dịch)
Từ khóa: Tổng Thư ký NATO tuyên bố cho Nga cơ hội cuối cùng thực hiện Hiệp ước INF Tổng Thư ký NATO tuyên bố cho Nga "cơ hội cuối cùng" thực hiện Hiệp ước INF Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg Hiệp ước INF Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) trí đức

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Israel tuyên bố hạ chỉ huy hải quân Hamas, xác nhận thả 39 tù nhân Palestine

Israel sáng nay (24/11) tuyên bố hạ Amar Abu Jalalah, chỉ huy lực lượng hải quân Hamas, trong đợt không kích ở thành phố Khan Younis thuộc miền nam Dải Gaza.

Hamas trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan

Hamas cho biết sẽ trả tự do vô điều kiện cho 23 con tin Thái Lan mà nhóm này đang giam giữ ở Gaza, sau khi Iran làm trung gian cho chính phủ Thái Lan và và nhóm quân này.

Nga tuyên bố bán 99% sản lượng dầu cao hơn giá trần phương Tây

Nga đã bán thành công gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước với giá cao hơn mức trần 60 USD/thùng do phương Tây áp đặt.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel nhận định thời gian kết thúc xung đột

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết, cuộc xung đột giữa nước này với Phong trào Hồi giáo Hamas sẽ kéo dài ít nhất thêm 2 tháng nữa.

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas có khả thi?

Rất nhiều người tại Israel, Palestine, Trung Đông và trên khắp thế giới đã cảm thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng cũng có một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.

Video tiêm kích Su-25 của Nga oanh tạc các mục tiêu ở Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh các tiêm kích Su-25 thuộc Lực lượng Hàng không vũ trụ của nước này công phá các vị trí ngụy trang và xe bọc thép của quân Ukraine.

Rộ tin Mỹ, Đức muốn ép Ukraine đàm phán với Nga, Moscow nêu tổn thất của Kiev

Tờ Bild của Đức đưa tin, nước này và Mỹ đang bí mật nhắm mục tiêu buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đàm phán với Nga.

Đang cập nhật dữ liệu !