Tổng nợ của Trung Quốc lên đến 200% GDP
UBS – một ngân hàng Thụy Sĩ đã tính toán rằng chính quyền trung ương Trung Quốc đang vay nợ tổng cộng khoảng 15% giá trị nền kinh tế vào cuối năm 2012. Con số này nhảy lên 55% nếu như tính tổng nợ của cả chính quyền trung ương lẫn các chính quyền địa phương.
Nếu gộp cả số nợ của các doanh nghiệp và hộ gia đình, bóng bóng nợ của toàn nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt quá con số 200% GDP quốc gia. Rất nhiều quốc gia còn nợ nhiều hơn số tiền này, trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước phát triển khác, Trung Quốc lại là nước đang đứng đầu trong số các quốc gia đang “lâm nguy”.
“Nếu chúng ta băn khoăn rằng liệu các khoản nợ của Trung Quốc thực sự có vấn đề hay không?”, các nhà phân tích của UBS đặt ra nghi vấn trong một nghiên cứu gần đây, “Thì câu trả lời cho câu hỏi đó là chắc chắn có”. Các chuyên gia lo sợ rằng tín dụng ở quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đang dần mất hiệu quả. Khoản nợ này đang ngày càng bị chi phối bởi những khoản vay không hiệu quả, nó có thể bành trướng trở thành một sinh vật ăn bám vào sự phát triển của nền kinh tế nếu như chính quyền trung ương buộc phải đứng đằng sau các cơ quan và các chính quyền địa phương.
Tăng trưởng vay nợ ở Trung Quốc có mặt lợi ích của riêng nó. Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động trong năm 2008, chính phủ đã ra lệnh mở giới hạn cho các khoản tín dụng. Các ngân hàng và các công ty tài chính cho vay khác đã cung cấp kinh phí cho các dự án xây dựng khổng lồ cũng như các dự án cơ sở hạ tầng. Trong năm 2009, chỉ có một nước - Qatar - được phát hành tín dụng với tốc độ nhanh.
Tăng trưởng đầu tư giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng tương đối nguyên vẹn. Tăng trưởng GDP, vốn trước đó là 10%, đã hạ xuống còn 8%. Nhưng Trung Quốc thoát khỏi sự "cú rơi đau đớn" đầy kinh nghiệm ở các nước khác.
Việc thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng trong thập kỷ qua ở Trung Quốc đồng nghĩa với những khoản nợ khổng lồ của nền kinh tế cũng đang ngày càng phát triển |
Vấn đề là kế hoạch phát hành tín dụng một lần nữa trở thành mũi nhọn, nhưng sự tăng trưởng như đợt trước đã không trở thành hiện thực. Điều này khiến một số người đặt câu hỏi liệu có phải “máy bơm nguyên liệu” cho các khoản nợ đang bị cản trở hay không? “Có vẻ như tăng trưởng tín dụng đang kém hiệu quả trong việc phát triển nền kinh tế”, UBS cho hay.
Thêm vào những lo lắng này là ngày càng nhiều tín dụng ở Trung Quốc đang được phát hành bởi các công ty ủy thác, các đại lý chứng khoán và các tổ chức ngầm tạo nên một hệ thống “ngân hàng đen”.
Đồng thời, tài chính của chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang ngày càng có nhiều điều tiếng xấu xa và mờ ám. Các mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp địa phương thì đặc biệt rõ ràng mờ ám hơn. Mức nợ của chính quyền địa phương hiện nay quá cao và có thể ở một số nơi, Bắc Kinh sẽ buộc phải gánh nợ hộ cho họ.
Tháng trước, Fitch Ratings đã buộc phải giảm chỉ số tín nhiệm nợ của Trung Quốc. Cơ quan này đã ban hành sự hạ chỉ số hiếm hoi, một phần là bởi sự tăng trưởng tín dụng quá dễ dàng và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của hệ thống ngân hàng đen ở quốc gia này.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích khác cho rằng khủng hoảng nợ của Trung Quốc đã bị phóng đại, chủ yếu là do vai trò nhà nước quá lớn trong nền kinh tế. Trung Quốc có tài sản hàng nghìn tỷ USD có thể được sử dụng để trả nợ. Ví như chính quyền địa phương có thể bán quyền sở hữu đất đai để chống đỡ cho các doanh nghiệp nhà nước.
Hơn nữa, nền kinh tế vẫn tiếp tục phát triển 7% đến 8% một năm - một tốc độ đủ nhanh để hấp thụ hầu hết các gánh nặng nợ nần ngày càng tăng.
Nếu nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại, việc cho vay bắt đầu xấu đi, chính phủ có thể tìm cách hạn chế thiệt hại bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính cho hệ thống ngân hàng nhà nước, các công ty sản xuất và dịch vụ hiện đang thống trị nền kinh tế.
Theo các nhà phân tích của S&P (Standard and Poor), tổn hại sẽ được "lan ra khắp các nền kinh tế của Trung Quốc" mà không bất cứ tổ chức nào phải gánh chịu hậu quả quá nặng nề. Nhưng họ cũng cảnh báo rằng việc sử dụng các nguồn lực của chính phủ theo cách này sẽ tiếp tục làm méo mó nền kinh tế và có thể làm suy yếu tăng trưởng trong dài hạn.