“Tôi kinh ngạc khi thấy con thi được 10 điểm”
Đây là tâm sự của một phụ huynh có con đang học tại một trường tiểu học quốc tế ở TP.HCM.
Nguyên năm lớp 1, mình chưa bao giờ dạy cho con học chữ nào. Con đi học về tôi chỉ hỏi hôm nay cô có cho bài về viết không? Nếu có thì ăn xong viết, không viết thì mai khỏi đi học ở nhà theo mẹ tập kiếm tiền.
Con gái thuộc diện ham vui, ham chuyện nên ham đi học, nghe nói nghỉ học là sợ lắm. Nhiều buổi sáng nghe chuông đồng hồ reo, con giật mình dậy mà còn ngái ngủ "Mẹ ơi cho con ngủ thêm một tẹo không?". "Ừ, con cứ ngủ, thấy mệt thì ngủ khỏi đi học". Chỉ nghe cái từ “khỏi đi học” là con bật dậy đi vệ sinh cá nhân liền.
Vụ viết bài thì con muốn viết kiểu gì viết, mẹ chả quan tâm. Mình không đặt nặng chuyện học của con. Mình chỉ mong con vui, con khỏe và con được làm điều con thích là được.
Con mình học dở Tiếng Việt, mà mình nghĩ là dở nhất Việt Nam luôn, vì con bỏ dấu lộn tùng phèo. Con đọc sao thì bỏ dấu như vậy. Mà cái giọng của con thì đọc Tiếng Việt không chuẩn, nói Tiếng Anh lai… tiếng nẫu, cộng thêm tiếng Bắc của cô giúp việc nữa. Nói chung là như nồi lẩu thập cẩm.
Hành trình học Tiếng Việt của con rất khó khăn. Ví dụ như có lần, mình thấy con viết từ "mọi khi" ra giấy nháp. Rồi con bỏ cả 5 dấu vào từ “mọi” như thế này: "mòi - mói - mỏi - mõi - mọi". Xong, con dùng phương pháp loại trừ, thấy chữ nào không hợp lý, con gạch chéo bỏ đi và lòi ra chữ mà con thấy đúng nhất.
Vừa rồi gia đình đi Úc chơi, cô giáo có nhắn qua là nhờ mẹ dạy con học để khi về Việt Nam là hôm sau đi thi liền. Cô sợ con nghỉ học lâu quá sẽ quên bài vở thì hôm sau không biết đường nào thi. Cô giáo lo lắng hơn cả mẹ.
Mình bảo "Kệ nó em ơi, thi 1 điểm cũng được". Nói vậy thôi chứ mình cũng ngồi dạy con học. Bữa đó, 2 mẹ con suýt tí nữa… gây lộn. Mình lỡ chê "Trời ơi sắp lên lớp 2 mà còn bỏ dấu lung tung vậy con?". Vậy mà con tự ái, khóc huhu, bảo là Tiếng Việt sao mà khó quá này kia. Ba bênh con, động viên rồi bắt mình phải… xin lỗi.
Hôm sau về Việt Nam đi thi thì con cứ lèm bèm "Hôm nay con thi Tiếng Việt mà lỡ bỏ dấu tùm lum, con 1 điểm thì sao ba?". Ba động viên "1 điểm cũng được, miễn sao con có cố gắng là ba mẹ vui rồi". Mình thì trong tâm thế là con thi Tiếng Việt được khoảng 5-6 điểm, đủ điểm lên lớp là được.
Vậy mà vừa rồi cô giáo phát kết quả về nhà, mình bật ngửa. Mình suýt nữa thì hét ầm nhà "Ba này, con thi Tiếng Việt 10 điểm kìa, ghê chưa?".
Ba con cũng giật mình, nói "Chuyện gì kỳ vậy? Trường gì kỳ vậy? Hỏi cô giáo coi có nhầm lẫn gì không?".
Mình nhắn hỏi cô giáo là “Em ơi, có bị nhầm gì không? Con chị học Tiếng Việt dở nhất Việt Nam mà thi 10 điểm là sao em?”. Cô bảo "Hôm thi là cô giáo lớp khác coi và chấm thi nên em không biết. Em thấy con trên lớp rất tập trung học ạ. Chắc hôm thi em cũng tập trung làm bài nên có kết quả tốt"...
Nói chung là mình muốn khác người cũng không được. Giáo dục gì mà bé nào cũng 9-10 điểm thì đâu còn gì để cố gắng nữa.
Thời buổi này tìm bé học dở hơi bị hiếm nhỉ. Học gì mà nguyên lớp lãnh thưởng. Con chúng ta quá giỏi.
Con gái thuộc diện ham vui, ham chuyện nên ham đi học, nghe nói nghỉ học là sợ lắm. Nhiều buổi sáng nghe chuông đồng hồ reo, con giật mình dậy mà còn ngái ngủ "Mẹ ơi cho con ngủ thêm một tẹo không?". "Ừ, con cứ ngủ, thấy mệt thì ngủ khỏi đi học". Chỉ nghe cái từ “khỏi đi học” là con bật dậy đi vệ sinh cá nhân liền.
Vụ viết bài thì con muốn viết kiểu gì viết, mẹ chả quan tâm. Mình không đặt nặng chuyện học của con. Mình chỉ mong con vui, con khỏe và con được làm điều con thích là được.
Con mình học dở Tiếng Việt, mà mình nghĩ là dở nhất Việt Nam luôn, vì con bỏ dấu lộn tùng phèo. Con đọc sao thì bỏ dấu như vậy. Mà cái giọng của con thì đọc Tiếng Việt không chuẩn, nói Tiếng Anh lai… tiếng nẫu, cộng thêm tiếng Bắc của cô giúp việc nữa. Nói chung là như nồi lẩu thập cẩm.
Hành trình học Tiếng Việt của con rất khó khăn. Ví dụ như có lần, mình thấy con viết từ "mọi khi" ra giấy nháp. Rồi con bỏ cả 5 dấu vào từ “mọi” như thế này: "mòi - mói - mỏi - mõi - mọi". Xong, con dùng phương pháp loại trừ, thấy chữ nào không hợp lý, con gạch chéo bỏ đi và lòi ra chữ mà con thấy đúng nhất.
Vừa rồi gia đình đi Úc chơi, cô giáo có nhắn qua là nhờ mẹ dạy con học để khi về Việt Nam là hôm sau đi thi liền. Cô sợ con nghỉ học lâu quá sẽ quên bài vở thì hôm sau không biết đường nào thi. Cô giáo lo lắng hơn cả mẹ.
Mình bảo "Kệ nó em ơi, thi 1 điểm cũng được". Nói vậy thôi chứ mình cũng ngồi dạy con học. Bữa đó, 2 mẹ con suýt tí nữa… gây lộn. Mình lỡ chê "Trời ơi sắp lên lớp 2 mà còn bỏ dấu lung tung vậy con?". Vậy mà con tự ái, khóc huhu, bảo là Tiếng Việt sao mà khó quá này kia. Ba bênh con, động viên rồi bắt mình phải… xin lỗi.
Hôm sau về Việt Nam đi thi thì con cứ lèm bèm "Hôm nay con thi Tiếng Việt mà lỡ bỏ dấu tùm lum, con 1 điểm thì sao ba?". Ba động viên "1 điểm cũng được, miễn sao con có cố gắng là ba mẹ vui rồi". Mình thì trong tâm thế là con thi Tiếng Việt được khoảng 5-6 điểm, đủ điểm lên lớp là được.
Vậy mà vừa rồi cô giáo phát kết quả về nhà, mình bật ngửa. Mình suýt nữa thì hét ầm nhà "Ba này, con thi Tiếng Việt 10 điểm kìa, ghê chưa?".
Ba con cũng giật mình, nói "Chuyện gì kỳ vậy? Trường gì kỳ vậy? Hỏi cô giáo coi có nhầm lẫn gì không?".
Mình nhắn hỏi cô giáo là “Em ơi, có bị nhầm gì không? Con chị học Tiếng Việt dở nhất Việt Nam mà thi 10 điểm là sao em?”. Cô bảo "Hôm thi là cô giáo lớp khác coi và chấm thi nên em không biết. Em thấy con trên lớp rất tập trung học ạ. Chắc hôm thi em cũng tập trung làm bài nên có kết quả tốt"...
Nói chung là mình muốn khác người cũng không được. Giáo dục gì mà bé nào cũng 9-10 điểm thì đâu còn gì để cố gắng nữa.
Thời buổi này tìm bé học dở hơi bị hiếm nhỉ. Học gì mà nguyên lớp lãnh thưởng. Con chúng ta quá giỏi.
Ngọc Mai
Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ
Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.
Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge
Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.
‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi
Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.
Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ
Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.
Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước
Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.
Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau
Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.
'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'
Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.
Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm
Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.
Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học
Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.