Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu có ý nghĩa thế nào?

Trước tốc độ virus corona gây viêm phổi cấp lây lan nhanh chóng ở ngày càng nhiều nước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu.

Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, gọi đầy đủ là Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng quốc tế (Public Health Emergency of International Concern - viết tắt: PHEIC). Đây là tuyên bố chính thức của WHO do Ủy ban khẩn ban hành Quy định Y tế Quốc tế (IHR) về một cuộc khủng hoảng Y tế công cộng mang tầm khả năng toàn cầu.

Ảnh: Reuters

PHEIC là một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế về phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng thông qua bởi 194 quốc gia.

PHEIC được WHO định nghĩa là "một sự kiện bất thường", "tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan của bệnh quốc tế" và có khả năng cần phải có "phản ứng quốc tế phối hợp".

Cho đến nay, WHO đã 5 lần tuyên bố PHEIC.

Vào tháng 4/2009, PHEIC được ban hành lần đầu giữa thời điểm đại dịch H1N1 (Cúm lợn). PHEIC được ban hành lần 2 vào tháng 5/2014 vì bệnh bại liệt trỗi dậy sau một khoảng thời gian gần như bị diệt trừ.

Tháng 8/2014, WHO ban bố PHEIC lần ba để thế giới chung tay đối phó với sự bùng nổ của đại dịch Ebola ở Tây Phi. Hai lần tiếp theo liên quan đến virus Zika năm 2015-2016 và việc bùng nổ Ebola ở Kivu năm 2018-2019.

Quyết định ngày 30/1/2020 liên quan đến dịch bệnh corona Vũ Hán là PHEIC lần 6 của WHO.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus lý giải đây là quyết định nhằm giúp các quốc gia tăng cường khả năng ứng phó, đồng thời hoan nghênh Bắc Kinh đã hành động nhanh chóng để kiểm soát dịch.

"Chúng ta chỉ có thể chặn đứng dịch bệnh nếu cùng hợp tác", ông Ghebreyesus khẳng định và nhấn mạnh thêm rằng "không có lý do" để ra lệnh cấm đi lại và giao thương quốc tế.

WHO là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, có thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế. Tổ chức này tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, cung cấp những thông tin chính xác và địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người.

Ngoài ra, WHO còn có thể đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người.

Theo quy định, một khi ban bố PHEIC, WHO được phép đưa ra khuyến nghị với tất cả các nước nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh qua biên giới, đồng thời hối thúc các nước có biện pháp theo dõi, chuẩn bị và kiểm soát dịch bệnh.

Tổ chức này còn được phép nêu nghi vấn và yêu cầu chính phủ sở tại cung cấp bằng chứng khoa học giải thích quyết định cấm giao thương và di chuyển, nhưng không có cơ sở pháp lý để áp đặt trừng phạt.

Chính quyền tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, sáng nay (31/1) thông báo có thêm 42 ca tử vong vì virus corona, nâng số người chết do dịch viêm phổi lên 213. Số người nhiễm virus tại nước này đã tăng lên hơn 9.800 sau khi thêm 1.220 trường hợp cho kết quả xét nghiệm dương tính.

Số quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận các ca nhiễm corona tính đến hết ngày 30/1 đã lên tới 21, trong đó có Việt Nam.

Thanh Hảo/ VNN
Từ khóa: Tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu WHO virus corona dịch viêm phổi Trung Quốc Vũ Hán viêm phổi do virus corona

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !