Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/1 đã ký một sắc lệnh tạm dừng toàn bộ chương trình tiếp nhận người tị nạn trong vòng 4 tháng, đồng thời cấm công dân của 7 nước, gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen, nhập cảnh Mỹ trong 90 ngày.

Sắc lệnh gây ra sự xáo trộn lớn và bị coi là phân biệt chủng tộc này đã vấp phải sự chỉ trích không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới.

Một trong những nguyên thủ đầu tiên lên tiếng phản đối sắc lệnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Thủ tướng Canada Justin Trudeau khi ông tuyên bố Canada sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn bị Mỹ từ chối. Từ Pháp, Đức, Anh, Iran cho tới hãng công nghệ khổng lồ Google cũng đều lên tiếng chỉ trích và phản đối mệnh lệnh hành pháp này của Tân Tổng thống.

Reuters đã tổng hợp những hình ảnh về tình trạng ở 7 quốc gia mà ông Trump ra lệnh cấm công dân nhập cảnh:

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 1

Syria: Mặc dù các lực lượng chính phủ Tổng thống Assad đã lấy lại nhiều khu vực do quân nổi dậy nắm giữ, song cuộc chiến chống tổ chức khủng bố IS vẫn tiếp tục diễn biến khốc liệt.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 2

Dania, người tị nạn Syria đứng trước khu căn hộ ở Sacramento, California nơi cô đang sống. Ảnh chụp ngày 16/11/2015. Dania và gia đình của cô đã chạy trốn khỏi tình trạng bạo lực ở Syria hơn 3 năm trước và đã tới Sacramento hồi tháng 9/2015 sau khi sống ở Jordan. Năm 2015, Tổng thống Obama đã đón nhận 10.000 người tị nạn. Mặc dù bị sự phản đối của đảng Cộng hòa nhưng đến tháng 8/2016, toàn bộ 10.000 người tị nạn này đã tới Hoa Kỳ.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 3

Iraq: Mặc dù lực lượng Iraq đã lấy lại khu vực phía Đông Mosul từ IS nhưng các phiến quân Hồi giáo Sunni vẫn tạo ra một cuộc chiến khốc liệt ở nhiều nơi của đất nước này.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 4

Cuộc chiến ở Mosul đã tạo ra một cuộc chạy trốn lớn của người dân thường, khỏi khu vực chiến trường trong cuộc chiến chống IS.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 5

Somalia: Cho đến năm 2011, al Shabaab kiểm soát phần lớn quốc gia châu Phi này bao gồm cả Mogadishu. Các phiến quân al Shabaab thường ném bom và tấn công thủ đô của Somalia để lật đổ chính phủ thân phương Tây và áp đặt những quy định Hồi giáo nghiêm ngặt của riêng mình. Trong hai năm qua, Liên minh châu Phi và các lực lượng chính phủ Somalia đã đánh đuổi al Shabaab ra khỏi các địa điểm trọng yếu nhưng lực lượng này vẫn hoạt động tại các căn cứ ở khu vực nông thôn.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 6

Một triệu người tị nạn Somalia đang sống trong các trại ở những nước láng giềng gồm Ethiopia, Kenya, Uganda, Djibouti và Yemen và khoảng 1,1 triệu người khác cũng phải rời bỏ nhà cửa trong chính đất nước của mình.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 7

Iran: Thỏa thuận của Iran cùng với các cường quốc trên thế giới đã dỡ bỏ lệnh cấm vận quốc tế, giúp Tehran tái hòa nhập cộng đồng đổi lại việc cắt bỏ chương trình hạt nhân.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 8

Một người tị nạn Iran với khẩu hiệu “Hoa Kỳ giúp đỡ Iran” được viết trên người, đã bật khóc trong một cuộc biểu tình ở biên giới Hy lạp – Macedonia gần làng Idomeni, Hy Lạp hồi tháng 11/2015. EU hy vọng viện trợ nhân đạo có thể giúp tái thiết lập quan hệ với Iran, một quốc gia Hồi giáo 78 triệu dân.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 9

Yemen: Cuộc chiến tranh 21 tháng tại Yemen đã khiến hơn 10.000 người thiệt mạng và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng ở quốc gia nghèo nhất Trung Đông này.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 10

Cho đến nay, hàng chục nghìn người đã rời khỏi Yemen, chủ yếu là tới Djibouti, Somalia, Ethiopia và Sudan. Với địa hình xung quanh chủ yếu là sa mạc và đại dương, chỉ có đường biên giới chung với Saudi Arab và Oman, người tị nạn Yemen không dễ để thoát ra khỏi tình trạng bạo lực ở đất nước mình.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 11

Libya: Phong trào Mùa xuân Ả Rập năm 2011 lật đổ chính quyền Muammar Gaddafi cùng tình trạng bạo lực đã khiến quốc gia này rơi vào bất ổn. Trong 2 năm, quân đội quốc gia Lybia đã phát động một chiến dịch quân sự chống lại IS.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 12

Kể từ khi tổ chức khủng bố IS nổi lên tại Libya vào cuối năm 2014, khoảng 240.000 người nhập cư và tị nạn đã đi qua đất nước bị chiến tranh tàn phá này. Trong 2 năm qua, phiến quân IS đã bắt cóc 540 người tị nạn trong 6 cuộc phục kích.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 13

Sudan: Hoa Kỳ đã liệt Sudan vào danh sách quốc gia tài trợ khủng bố và áp đặt cấm vận liên quan đến vai trò của Khartoum trong cuộc xung đột ở Darfur, nơi Liên Hiệp Quốc cho biết có khoảng 300.000 người đã bị giết và hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa kể từ năm 2013.

Tình trạng hiện tại của 7 quốc gia Hồi giáo bị ông Trump cấm nhập cảnh - ảnh 14

Những người dân Darfur luôn hiện diện trong những dòng người tị nạn đổ vào châu Âu năm ngoái. Mặc dù tình trạng bạo lực ở phía Đông Sudan đã tạm lắng trong một thập kỷ qua nhưng nhiều cuộc nổi dậy vẫn tiếp tục. Chính phủ Khartoum đã gia tăng các cuộc tấn công những nhóm nổi dậy từ năm ngoái, tạo ra một làn sóng người nhập cư mới tới các trại tị nạn đổ nát ở phía Bắc Darfur.

Tuệ Minh (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !