Tình hình Ukraine: Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi trao quy chế đặc biệt cho Donbass
Ảnh minh họa. |
"Điều đó (trao quy chế đặc biệt cho Donbass) cần phải diễn ra, khi đó các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ, và chúng ta có thể quay trở lại các mối quan hệ, mà tôi hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho người dân Ukraine và giảm căng thẳng đã tồn tại trong vài năm gần đây" - ông Kerry nhấn mạnh.
Ngày 1/11, Ngoại trưởng Mỹ J.Kerry đã bắt đầu chuyến công du 5 nước Trung Á, trong đó có Kazakhstan. "Tôi đến đây để làm việc về các vấn đề an ninh và chống khủng bố, Afghanistan và các vấn đề khác", - ông Kerry cho biết.
Chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du 5 nước Trung Á lần này (Kyrgyzstan, Uzbekistan, Kazakhstan, Tajikistan và Turkmenistan) của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry là Uzbekistan. Tại đây, ông Kerry đã có các cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Islam Karimov và một số quan chức quốc gia Trung Á này.
Trong các cuộc gặp, hai bên đã trao đổi quan điểm về các vấn đề hiện nay của khu vực, trong đó trọng tâm là các vấn đề an ninh, trong bối cảnh tình hình tại Afghanistan có nhiều diễn tiến mới.
Afghanistan đang trong giai đoạn có những biến động về chính trị và xã hội khi một số nhóm phiến quân, trong đó có Nhà nước Hồi giáo (IS), Taliban và al-Qaeda đẩy mạnh hoạt động chống phá. Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan tháng 12/2014 đã khiến phiến quân tăng cường hoạt động nổi dậy và buôn bán vũ khí.
Trong khuôn khổ của thỏa thuận Minsk, do nhóm Bộ tứ gồm các nước (Ukraine, Nga, Đức, Pháp) đạt được tại thủ đô của Belarus hồi tháng Hai năm 2015. Theo đó, Kiev cần phải trao cho Donetsk và Lugansk quy chế đặc biệt…Các bên xung đột thực hiện chế độ ngừng bắn, rút vũ khí hạng nặng, cải cách hiến pháp.
Xung đột vũ trang tại Donbass (miền Đông Ukraine) bắt đầu vào giữa tháng Tư năm 2014. Lực lượng ly khai miền Đông Ukraine không công nhận tính hợp pháp của ban lãnh đạo mới ở Ukraine và tuyên bố thành lập các Nước cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk.
Đáp lại, Kiev bắt đầu chiến dịch quân sự với lý do chống khủng bố trong khu vực này. Theo thống kê của LHQ, có gần 7 nghìn người đã trở thành nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang này.
Nội dung dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang Lenta của Nga.