Tình báo Mỹ: "Cả công dân và đồng minh cũng không tha"

Không chỉ giám sát các cuộc trao đổi điện thoại và hoạt động Internet của những nghi phạm khủng bố, Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đã âm thầm theo dõi chính công dân nước này, giới lãnh đạo thế giới và những đồng minh chủ chốt mang tính chiến lược trên toàn cầu.
Tình báo Mỹ:
Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA)

Những thông tin động trời liên quan tới hoạt động gián điệp lâu nay của NSA được cựu nhân viên tình báo Edward Snowden tiết lộ đã khiến công dân Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới phẫn nộ cũng như yêu cầu Washington có lời giải thích thỏa đáng.

Tuy nhiên, bao biện cho hành động phi lý, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện - Mike Roger từng tuyên bố việc thu thập thông tin tình báo ở nước ngoài là cần thiết để bảo vệ công dân Mỹ và các đồng minh trước chủ nghĩa khủng bố và không chỉ có nước Mỹ, mà mọi quốc gia trên thế giới đều thực hiện công việc này.

Thậm chí, Giám đốc NSA - Keith Alexander cho rằng việc nghe lén điện thoại của công dân Mỹ và lãnh đạo các nước "nằm trong khuôn khổ luật pháp nhằm ngăn chặn tấn công khủng bố". "Việc quan trọng là phải hành động để bảo vệ Mỹ, chứ không phải từ bỏ một chương trình dẫn tới nước Mỹ bị tấn công", Tướng Alexander nói.

Ngay cả Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện - Dianne Feinstein cũng nhận định “không có chuyện Mỹ thu thập thông tin của Pháp và Đức, mà chính Đức và Pháp tự thu thập thông tin". Theo bà Feinstein, Mỹ chẳng có gì phải thu thập thông tin cá nhân của Pháp, Đức, mà điều Mỹ cần là tin tình báo tại những vùng có chiến sự.

Công chúng Mỹ bàng hoàng

Tình báo Mỹ:
Công dân Mỹ biểu tình hành động nghe lén điện thoại của NSA

Hồi tháng Sáu, các quan chức Mỹ xác nhận NSA đã thu thập các cuộc gọi điện thoại của hàng chục triệu người dân nước này.

Trả lời trước phóng viên, Chủ tich Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ - Mike Rogers cho rằng hành động thu thập các cuộc điện thoại của người Mỹ là hợp pháp đã được Quốc hội cho phép và chính quyền Tổng thống Barack Obama không hề lạm dụng quyền hạn. Theo ông Rogers, hành động này nhằm mục đích ngăn chặn một cuộc tấn công “lớn” nhằm vào nước Mỹ “trong vòng vài năm qua”.

Phát ngôn viên Nhà Trắng - Josh Earnest mô tả hành động này là “công cụ quan trọng” giúp giới chức Mỹ giám sát các nghi phạm khủng bố.

Theo đó, hôm 5/6, tờ Guardian (Anh) tiết lộ Washington đã ra chỉ thị mật cho Verizon - một trong những công ty điện thoại lớn nhất của Mỹ, tiết lộ dữ liệu toàn bộ các cuộc điện thoại mà công ty này quản lý, cả trong nước và quốc tế với ít nhất một trong hai bên tham gia cuộc gọi đang ở trên đất Mỹ. 

Nhà Trắng cho biết chính quyền Mỹ có thể đề nghị Tòa án giám sát tình báo nước ngoài cho phép nghe trộm một vài số điện thoại khả nghi, giám sát trực tiếp các cuộc gọi, ghi âm và lưu lại. Ngoài ra, Washington nhấn mạnh yêu cầu giữ bí mật, “không ai được tiết lộ với bất kì người nào khác rằng FBI hoặc NSA đã tìm cách thu thập các thông tin theo chỉ thị”.

Các nhóm hoạt động vì tự do cá nhân tại Mỹ cho biết họ cảm thấy “choáng váng” khi biết thông tin này.

“Nói trắng ra thì hàng triệu, hàng triệu người Mỹ đang bị chính phủ nghe trộm điện thoại và đối với tôi, đây là điều không thể biện hộ và không thể chấp nhận được”, Thượng nghị sĩ Bernie Sanders nói.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa - Lindsey Graham cho biết ông thấy không có vấn đề gì trong việc nghe trộm điện thoại của người dân. “Chỉ có điên mới không làm như thế. Nếu bạn không nhận điện thoại từ một tổ chức khủng bố, bạn sẽ chẳng phải lo lắng gì cả”, ông Graham nói.

Làn sóng phản đối trong dư luận Mỹ bùng phát dữ dội khi hôm 26/10, hàng ngàn người diễu hành qua tòa nhà Quốc hội để phản đối chương trình theo dõi của NSA và yêu cầu chính phủ đề ra những biện pháp tăng cường giám sát chặt chẽ hoạt động của cơ quan này.

Theo USAtoday, dòng người biểu tình đã mang theo những tấm biển với dòng chữ: “Hãy dừng theo dõi hàng loạt” hay “Cảm ơn anh, Edward Snowden", “Cấm NSA tiến hành nghe trộm hàng loạt” và hô vang khẩu hiệu “Phản đối các phiên tòa xử kín”.

Thậm chí, “Hãy dừng theo dõi chúng tôi” - nhóm tổ chức cuộc diễu hành đồng thời là liên minh của hơn 100 nhóm hoạt động, còn lên kế hoạch gửi đơn thỉnh cầu tới Quốc hội Mỹ kêu gọi chấm dứt chương trình theo dõi hàng loạt của NSA.

Nhiều nguồn tin cho hay, chính quyền của Tổng thống Obama đã tiến hành điều tra quyết liệt nguồn gốc và các cá nhân làm rò rỉ thông tin mật cho báo giới hơn bất cứ chính quyền nào trước đó.

Châu Âu vào tầm ngắm

Tình báo Mỹ:
Thủ tướng Đức - Angela Merkel là một trong những nạn nhân của NSA

Hôm 29/10, Giám đốc NSA - Keith Alexander tuyên bố các cơ quan tình báo châu Âu đã chia sẻ dữ liệu các cuộc gọi với NSA và những cáo buộc đối với chương trình gián điệp của Mỹ là hoàn toàn không đúng sự thật.

“Việc các phương tiện truyền thông ở Pháp, Tây Ban Nha, Italy cho rằng NSA đã nghe lén hàng triệu cuộc gọi là hoàn toàn không đúng sự thật… Chúng tôi không thu thập những thông tin này của công dân châu Âu”, ông Alexander khẳng định.

Theo ông Alexander, các tờ báo châu Âu đã hiểu sai những tài liệu của NSA bị cựu nhân viên tình báo Snowden tiết lộ và phần lớn những dữ liệu này là do các cơ quan tình báo châu Âu thu thập rồi chia sẻ với NSA.

Những tuyên bố phủ nhận trách nhiệm giải trình của Mỹ hoàn toàn trái ngược với nguồn thông tin được hàng loạt tờ báo châu Âu đăng tải về hoạt động tình báo bí mật của Mỹ, nhắm tới cả giới lãnh đạo quốc tế.

Hôm 21/10, tờ Le Monde trích nguồn tài liệu được cựu điệp viên tình báo Mỹ - Edward Snowden tiết lộ cho hay NSA đã ghi âm 70,3 triệu cuộc điện thoại tại Pháp trong vòng 30 ngày từ 10/12/2012 – 8/1/2013. Theo đó, NSA đã tự động kết nối với các số điện thoại tại Pháp và lưu lại các tin nhắn văn bản theo chương trình mã hóa mang tên "US-985D".

Nhật báo Le Monde khẳng định NSA không chỉ nghe trộm các cuộc điện thoại của những công dân bị tình nghi thuộc lực lượng khủng bố mà còn những nhân vật cấp cao trong giới doanh nhân và chính trị trên thế giới.

Thông tin này được đăng tải nối tiếp sau sự việc tuần báo Der Spiegel của Đức công khai việc các cơ quan tình báo Mỹ từng tấn công tài khoản thư điện tử (email) của cựu Tổng thống Mexico - Felipe Calderon.

Sau đó, Nhà Trắng đã thẳng thắn thừa nhận hành động NSA bí mật nghe trộm hàng triệu cuộc điện thoại của Pháp. Tổng thống Pháp - François Hollande cho rằng đây là hành động “không thể chấp nhận được”.

Trước khi Tổng thống Obama điện đàm với Tổng thống Hollande, Nhà Trắng đã phản hồi thông tin của Le Monde rằng nước Mỹ “thu thập thông tin tình báo như vậy từ tất cả các quốc gia”.

Chấn động hơn là thông tin tình báo Mỹ nghe trộm điện thoại của nữ Thủ tướng Đức - Angela Merkel trong 10 năm qua được tạp chí Der Spiegel tiết lộ hôm 23/10. Sau đó, Thủ tướng Merkel đã gọi điện cho Tổng thống Obama và khẳng định "hành động trên là không thể chấp nhận được".

Mọi rắc rối càng bị đẩy lên cao trào khi Nhà Trắng khẳng định bản thân ông Obama không hề hay biết chuyện bà Merkel bị nghe lén điện thoại.

Tờ Bild am Sonntag trích nguồn tin tình báo Mỹ cho hay Giám đốc NSA– Tướng Keith Alexander khẳng định chính Tổng thống Obama đã chỉ huy hoạt động nghe trộm điện thoại của bà Merkel vào năm 2010. “Ông Obama đã không ngăn chặn hành động nghe trộm điện thoại mà còn yêu cầu tiếp tục thực hiện”, tờ Bild am Sonntag dẫn lời một quan chức cấp cao trong NSA.

Nhiều nguồn thông tin trái chiều được đưa ra khi tại Washington, phát ngôn viên NSA - Vanee' Vines phủ nhận lời cáo buộc trên.

“Ông Alexander không hề thảo luận với Tổng thống Obama trong năm 2010 về việc triển  khai hoạt động tình báo tại nước ngoài liên quan tới Thủ tướng Merkel, và ông Obama cũng chưa bao giờ thảo luận về các hoạt động gián điệp liên quan tới bà Merkel. Những thông tin đăng tải trên các tờ báo là sai sự thật”, bà Vines nói.

Tờ Bill cho hay ông Obama muốn nắm trong tay những thông tin chi tiết liên quan tới Thủ tướng Merkel – người đóng vai trò chủ chốt quyết định trong cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng tiền chung châu Âu và là nhà lãnh đạo quyền lực nhất tại châu Âu.

Do đó, NSA đã thực hiện giám sát các cuộc trao đổi của bà Merkel, không chỉ số điện thoại mà bà dùng để trao đổi công việc với các quan chức thuộc đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo mà cả số điện thoại văn phòng đã được mã hóa.

Theo nguồn tài liệu mật được cựu điệp viên Snowden công khai, các số điện thoại được chuyển tới NSA thông qua một quan chức làm việc trong một tổ chức chính phủ khác. Ngoài ra, các nhân viên tại Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc cũng bị buộc phải chia sẻ chi tiết số điện thoại của các chính trị gia nước ngoài.

“Trong sự vụ gần đây, một quan chức Mỹ đã cung cấp cho NSA 200 số điện thoại của 35 nguyên thủ trên thế giới”, tờ Guardian trích tài liệu mật được ghi nhận hồi tháng 10/2006. Song Guardian không tiết lộ chi tiết danh tính của các nhà lãnh đạo bị nghe trộm điện thoại.

Tình báo Mỹ:
Đại sứ Mỹ tại Tây Ban Nha bị triệu tập sau cáo buộc NSA nghe lén 60 triệu cuộc gọi tại nước này

Cáo buộc nối tiếp cáo buộc, hôm 28/10, báo El Mundo của Tây Ban Nha đưa tin NSA theo dõi 60 triệu cuộc gọi, tin nhắn và email của công dân nước này trong vòng một tháng tính từ ngày 10/12/2012 đến ngày 8/1/2013.

Thông tin tình báo Mỹ do thám Đức, Pháp và Tây Ban Nha ngày càng làm trầm trọng thêm mối quan hệ ngoại giao giữa Mỹ với châu Âu. Thậm chí, một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ đã tuyên bố ủng hộ các chương trình do thám của Washington ở nước ngoài.

Điển hình, Chủ tịch Tiểu ban Chống khủng bố và Tình báo của Hạ viện Mỹ - Peter King cho rằng Tổng thống Obama không cần phải xin lỗi về chương trình do thám của Mỹ bởi NSA đã cứu sống hàng nghìn mạng người, không chỉ ở Mỹ mà còn ở Pháp, Đức và các quốc gia châu Âu khác bằng các chương trình do thám chống khủng bố.

Giới lãnh đạo NSA cũng lên tiếng bảo vệ các chương trình theo dõi của cơ quan này và cho rằng hành động của NSA nằm trong khuôn khổ luật pháp nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của phiến quân và những cáo buộc việc NSA thu thập dữ liệu của hàng triệu cuộc điện thoại ở châu Âu là sai lầm.

Thậm chí, phản bác lại những cáo buộc của Pháp và Tây Ban Nha, tờ Wall Street Journal khẳng định những tài liệu do cựu điệp viên của NSA - Snowden cung cấp đã bị báo chí châu Âu hiểu sai.

Sự thật là các cuộc nghe lén này đều do các cơ quan tình báo Pháp và Tây Ban Nha tiến hành, sau đó chia sẻ với NSA. Tờ Wall Street Journal cho biết, để bảo mật và tiện xóa dấu vết, các cuộc nghe lén này không được tiến hành từ lãnh thổ Pháp hay Tây Ban Nha mà từ nước ngoài.

"Châu Á cũng không tha"

Tình báo Mỹ:
Đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Tranh cãi bắt đầu nổi lên sau khi tờ Sydney Morning Herald đăng tải thông tin được cựu điệp viên Snowden tiết lộ rằng Mỹ đã đặt 90 cơ sở theo dõi tại các cơ quan ngoại giao trên khắp thế giới trong đó có Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Ngay cả những đồng minh chiến lược tại châu Á gồm Hàn Quốc và Nhật Bản cũng bị Mỹ bí mật triển khai hoạt động nghe lén.

Thậm chí, hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản) xác nhận hồi năm 2011, NSA từng yêu cầu chính phủ Nhật Bản giúp đỡ giám sát các đường dây cáp quang có chứa dữ liệu cá nhân đi qua lãnh thổ nước này đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Kyodo thì yêu cầu này nhằm giúp NSA có thể “nắm rõ thông tin” về Trung Quốc nhưng khi đó các quan chức Nhật Bản đã từ chối với lý do pháp luật hiện hành không cho phép và thiếu nhân sự.

Hồi cuối tháng 10,  Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry cũng thừa nhận một số hoạt động gián điệp nước này đôi khi đi “quá đà”.

Tuy nhiên, chính các cơ quan an ninh Trung Quốc lại đang bị cáo buộc tiến hành nhiều hoạt động theo dõi hết sức tinh vi, ít nhất là ở trong nước. Theo các nhà ngoại giao nước ngoài, khi công du tới Trung Quốc, họ thường để lại điện thoại di động và máy tính xách tay hoặc máy tính bảng ở nhà. Điều đó cho thấy các nhà ngoại giao này thường lo ngại bị Trung Quốc theo dõi và nghe trộm.

Minh Thu - Tổng hợp

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !