Tin thế giới 8/7: Mỹ tung nhiều “hư chiêu” cảnh cáo Triều Tiên, cô đơn ở G20
Triều Tiên:
*Hai máy bay ném bom siêu thanh của Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật hôm thứ Bảy (8/7) tại Hàn Quốc. Động thái này là một cuộc biểu trưng sức mạnh sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hôm 4/7.
*Ở Washington, có một sự thống nhất hiếm hoi đã “bắc nhịp cầu” nối giữa hai đảng phái đối lập và đa số giới tinh hoa, đó là quan điểm về vấn đề Triều Tiên.
Quan điểm đó được tờ Washington Post diễn giải như sau: Triều Tiên là quốc gia kỳ quái nhất thế giới, được lãnh đạo bởi một nhà độc tài có mái tóc cũng kỳ lạ không kém. Anh ta là người khó lường, phi lý vàkhông thể thỏa hiệp.
*Mỹ đang có kế hoạch tiến hành một vụ thử nghiệm mới của hệ thống tên lửa phòng không tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) chống lại tên lửa đạn đạo tầm trung trong một vài ngày tới.
Mặc dù đã được lên kế hoạch từ nhiều tháng trước nhưng vụ thử nghiệm này sẽ mang ý nghĩa đặc biệt do nó diễn ra đúng thời điểm Triều Tiên vừa phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào hôm 4-7 vừa qua.
Đại diện Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA), ông Chris Johnson cho biết, cuộc thử nghiệm này sẽ là lần đầu tiên THAAD chống lại một tên lửa đạn đạo tầm trung và được tiến hành ở Alaska.
G20
*Cuối cùng, cuộc gặp được cả thế giới chờ đợi đã đến, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp gỡ và bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin, cả trong giờ nghỉ bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, cả ở cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai nhà lãnh đạo.
*Một trong những điều thu hút được nhiều sự quan tâm của thế giới bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 là hoạt động bên lề của các nguyên thủ quốc gia. Ngày 7/7, lãnh đạo chủ nhà Đức đã mời lãnh đạo các nước khách mời tới tham dự buổi hòa nhạc ở Hamburg.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng Tổng thống Donald Trump và vợ cùng các khách mời tại buổi hòa nhạc. |
*Bên lề Hội nghị G20, ngày 8/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp thảo luận các giải pháp cho vấn đề Ukraine.
Cuộc gặp này diễn ra trong bối cảnh lãnh đạo các nước nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Ukraine, Nga, Pháp, Đức) đang chuẩn bị tiến hành điện đàm và nhiều khả năng sẽ công bố thông tin về một cuộc gặp sắp tới của nhóm, với sự tham dự của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
*Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xin lỗi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe về việc đến muộn trong cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo tại Đức, do trước đó ông có cuộc hội đàm kéo dài bất thường với người đồng cấp Mỹ Donald Trump.
Nga
*Theo Sputnik, ngày 8/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng tình hình tại Syria đã được cải thiện đáng kể, với việc các nhóm khủng bố chịu tổn thất lớn, một phần nhờ các nỗ lực từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Putin khẳng định như trên trong cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Hamburg (Đức). Tổng thống Nga đánh giá cao lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các đối tác khác trong tiến trình hòa đàm Syria.
*AFP đưa tin, tại cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Tổng thống Nga Putin đã nêu quan điểm của mình trước các cuộc khủng hoảng với Triều Tiên, theo đó người đứng đầu điện Kremlin nhấn mạnh các bên cần bình tĩnh để giải quyết vấn đề này.
Ông Putin cũng khẳng định vấn đề hạt nhân tại Triều Tiên đang rất nghiêm trọng, tuy nhiên cách giải quyết tốt nhất lúc này là các hành động thực tế, khéo léo, không nên mất bình tĩnh hay gây hấn.
Trung Đông
*Hãng AP đưa tin, theo 3 quan chức Mỹ cho biết hôm thứ Sáu (7/7), Hoa Kỳ và LB Nga đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở tây nam Syria. Thỏa thuận đạt được trong khi Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Nga V. Putin gặp nhau ở Hội nghị thượng đỉnh G20.
*SDF phải vật lộn chống lại IS ở Raqqa; Nga, Mỹ và một số nước trong khu vực đạt thỏa thuận ngừng bắn từ trưa Chủ Nhật (9/7) ở tây nam Syria; các chính trị gia Lebanon muốn giúp đỡ người Syria tị nạn hồi hương… là những tin mới nhất về tình hình syria
*Theo Tân hoa xã, ngày 8/7, nhật báo Financial Tribune đưa tin tập đoàn vận tải Valfajr của Iran đang lên kế hoạch mở tuyến biển trực tiếp nối cảng Bushehr của nước này tới Qatar trong vòng hai tuần tới.
Quan chức thuộc Cơ quan Cảng biển và Hàng hải Bushehr, ông Abolqasem Mohammadzadeh, cho biết động thái trên nhằm mở rộng các hoạt động thương mại phi dầu mỏ tới quốc gia Arab vùng Vịnh này.
Mỹ:
*Trong suốt bài phát biểu của mình ở Ba Lan hôm thứ 5 (6/7) Tổng thống Donald Trump đã nói rõ cam kết mạnh mẽ của ông đối với Điều 5 Hiệp ước NATO – một nguyên tắc đồng minh mà ông đã từng không mấy bận tâm.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đi thị sát ICBM Hwasong-14. |
*Tổng thống Donald Trump được cho là đã chọn không đúng thời điểmđể nhờ vả Trung Quốc trong việc kiềm chế Triều Tiên khi mà mới đây, chính quyền Mỹ đã thông qua bản đề xuất bán vũ khí cho Đài Loan và tiến hành tuần tra ở Biển Đông.
*Mỹ đã từ chối thông qua dự thảo về biến đổi khí hậu, kiên quyết từ bỏ tự do hóa thương mại. Một mình Mỹ một ý, đối lập với 19 thành viên còn lại của nhóm G20.
Liên Hợp Quốc
*Trong phiên họp của Liên Hợp Quốc diễn ra hôm qua (7/7) với sự tham gia của đại diện 124 quốc gia thành viên, Hiệp ước toàn cầu cấm vũ khí hạt nhân chính thức được thông qua với 122 nước bỏ phiếu ủng hộ, 1 phiếu trắng và 1 phiếu phản đối.
*Theo PressTV, ngày 8/7, đại diện của Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Reza Najafi cho biết nước Cộng hòa Hồi giáo này hoàn toàn ủng hộ việc Liên hợp quốc mới đây đã thông qua hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.
Ông Najafi đưa ra tuyên bố trên chỉ vài giờ sau khi 122 quốc gia thành viên Liên hợp quốc thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân trong một phiên họp của Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), bất chấp sự phản đối từ các cường quốc hạt nhân cùng đồng minh của họ.