Tin thế giới 29/11: Nga tố Ukraine “mưu hèn kế bẩn”, IS “tái xuất” ở Syria?
Căng thẳng eo biển Kerch
*Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ xem xét hủy bỏ gặp mặt với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề G20, Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã chỉ trích ông Trump khi ông “không đồng tình” rằng những nỗ lực “nhằm kiềm chế những hành vi xâm phạm biên giới Nga” của các lính biên phòng Nga bị coi là hành động xâm lược. Ông cũng xác nhận phía Nga vẫn chưa nhận được thông báo hủy bỏ cuộc gặp mặt từ phía Nhà Trắng.
Tổng thống Putin có phát biểu đầu tiên về căng thẳng eo biển Kerch. |
*Tổng thống Putin tuyên bố cuộc đụng độ giữa tàu chiến Nga và tàu Ukraine tại eo biển Kerch là do Ukraine đã và đang không phải chịu bất kỳ trách nhiệm cho hành động của mình chừng nào họ vẫn giữ nguyên quan điểm chống Nga. Ông cho rằng đây là một chính sách “thiển cận” của các nước phương Tây khi nó “làm cho lãnh đạo Ukraine trở nên tự mãn, cho họ không có động lực để thực hiện động thái chính trị thông thường và đất nước họ không theo đuổi một chính sách kinh tế thông thường”. Ông cũng gọi động thái thiết quân luật của Ukraine là một “trò bẩn” trong lúc bầu cử Tổng thống ở quốc gia này đang đến gần.
*Một Bộ trưởng Ukraine khẳng định rằng Nga đang phong tỏa hai cảng biển ở Mariupol và Berdyansk nằm trên Biển Azov của Ukraine. Không chỉ có vậy, tất cả các tàu thuyền muốn đi qua eo biển Kerch đều phải xin giấy phép của Nga trước 48 giờ và xác nhận sẽ chỉ có sau đó 24 giờ đồng hồ. Dù vậy, thông tin về việc nhiều tàu bị Nga ngăn không cho vào eo biển Kerch là không đúng sự thật.
*Trong lúc này, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong một bài phỏng vấn với báo Bild của Đức đã nói rằng ông Putin “muốn hồi sinh đế chế Nga cũ” và muốn biến toàn bộ lãnh thổ Ukraine “thành thuộc địa”. Ông Poroshenko cũng kêu gọi các nước NATO sẵn sàng triển khai tàu chiến tới Biển Azov để hỗ trợ Ukraine và đảm bảo an ninh khu vực. Trước đó Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã yêu cầu Nga thả các thủy thủ và tàu chiến Ukraine và cảnh báo “hành động của Moscow có thể sẽ phải lĩnh hậu quả”.
Tổng thống Poroshenko tới dự một cuộc tập trận của quân đội Ukraine. |
*Các quan chức ngoại giao Pháp và Đức đã bày tỏ quan điểm phản đối gia tăng cấm vận đối với Nga mặc cho tình hình căng thẳng hiện tại. Họ khẳng định việc xây dựng lòng tin giữa hai bên và không thực thi trừng phạt là cần thiết, và rằng hai nước cần phải “ngăn cuộc khủng hoảng này dẫn đến tình trạng nguy hiểm đối với an ninh Châu Âu”.
*Đại diện chính phủ Đức Stephen Seibert đã tuyên bố căng thẳng eo biển Kerch không làm ảnh hưởng đến dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Ông Seibert cho biết chính phủ Berlin tiếp nhận những chỉ trích rằng Đức chưa đưa ra lập trường rõ ràng về vụ việc ở eo biển Kerch, song ông khẳng định “không có gì thay đổi về quan điểm cơ bản của dự án kinh tế này”.
Trung Đông
*Theo Bộ Quốc phòng Nga, các phần tử khủng bố IS đang có kế hoạch dùng các loại đạn pháo chứa chất độc bắn vào các vị trí đóng quân của lực lượng người Kurd được Mỹ hậu thuẫn. Bộ này cho biết IS đã thiết lập dây chuyền sản xuất loại đạn này tại tỉnh Deir ez-Zor và đạn “sẽ được dùng để bắn vào vị trí đóng quân của các binh lính người Kurd thuộc lực lượng SDF”. Thêm vào đó, chúng muốn tấn công lực lượng SDF đang đóng quân gần quân đội Syria để “quy trách nhiệm cho quân chính phủ Syria”.
*Sau khi một số lực lượng vũ trang đã dùng máy bay không người lái để tấn công căn cứ Hmeymim, nơi quân đội Nga đang đóng quân để làm nhiệm vụ ở Syria, máy bay Nga và Syria đã xuất hiện ở tỉnh Idlib để gây sức ép cho các nhóm vũ trang tại đây. Được biết, hai nhóm phiến quân là Đảng Hồi giáo Turkistan (TIP) và Hayat Tahrir al-Sham đã đứng đằng sau vụ tấn công này.
Máy bay Nga cất cánh tới Idlib để gây sức ép cho lực lượng vũ trang tại đây. |
*Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tuyên bố rằng Mỹ không có “bằng chứng then chốt” nào khẳng định Thái tử Ả Rập Xê út Mohammed bin Salman có bất kỳ liên quan nào đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, người đã mất tích sau khi vào lãnh sự quán Ả Rập Xê út và vài ngày sau được xác nhận đã bị sát hại. Ông Mattis cho biết ông đã đọc tất cả các báo cáo và bản dịch nội dung bằng ghi âm nhiều lần nhưng không nhận thấy thông tin cực kỳ quan trọng nào.
*Quốc hội Mỹ hiện đang xem xét dự luật nhằm chấm dứt hỗ trợ Ả Rập Xê út trong cuộc nội chiến ở Yemen. Một số thành viên của đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đã lên tiếng ủng hộ dự luật này, song Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và cả Bộ trưởng Mattis đều khẳng định rằng sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ả Rập Xê út là cần thiết.