Tin thế giới 18h30: Rối ren nguyên nhân khiến máy bay Nga rơi ở Ai Cập
Tình hình Syria:
*Tờ USA Today cho hay Lầu Năm Góc đã chi gần 400 triệu USD cho chương trình đào tạo và trang bị vũ khí cho các chiến binh ở Syria. Con số này tương đương với việc mỗi tay súng Syria ngốn của Mỹ 2 triệu USD.
Theo Lầu Năm Góc, con số này chỉ là 30.000 USD mỗi tay súng. Và phần lớn nguồn tiền chi cho hoạt động mua sắm vũ khí, thiết bị cùng đạn dược. Phần lớn số vũ khí này hiện vẫn đang nằm trong kho chứa.
Lầu Năm Góc được cho chi 2 triệu USD đào tạo cho mỗi tay súng ở Syria. |
*Bộ Quốc phòng Nga hôm 5/11 tuyên bố lực lượng không quân nước này đã tiến hành 81 vụ không kích và tiêu diệt 263 mục tiêu mà phần lớn của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Syriachỉ trong 2 ngày.
Hơn 50 chiến đấu cơ và trực thăng của Nga bao gồm Sukhoi Su-34, oanh tạc cơ Su-24M, máy bay tấn công Su-25, Su-30SM cùng trực thăng Mil Mi-8 và Mi-24 đã tham gia chiến dịch chống khủng bố ở Syria.
*Tổng thống Pháp hôm 5/11 cho hay Paris sẽ điều tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle tới hỗ trợ chiến dịch tiêu diệt lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq và Syria.
Kể từ khi bắt đầu ném bom ở Iraq, chiến đấu cơ của Pháp đã tham gia vào 1.285 sứ mệnh, thực hiện 271 vụ tấn công và phá hủy 459 mục tiêu. Tuy nhiên, theo thống kê, Pháp mới chỉ tiến hành 2 cuộc không kích ở Syria.
*Các phiến quân của tổ chức khủng bố Dzhebhat el-Nusra mới đây đã bắt giữ một nữ nhà báo người Đức đang mang thai khi đang tác nghiệp tại Syria làm tù binh.
Theo kênh truyền hình Arab Al Arabiya, các phần tử phiến quân đã yêu cầu chính quyền Đức phải trả lượng tiền lớn để chuộc lấy sự tự do cho “hai người” vì khi bị bắt, nữ nhà báo này đang mang thai. Danh tính của nữ nhà báo đang mang thai không được tiết lộ.
*Nguồn tin riêng từ Sputnik cho biết đại diện của lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) đã đồng ý gặp các quan chức quốc phòng và ngoại giao Nga tại Abu Dhabi vào cuối tuần tới.
Mahmoud Afandi, điều phối viên của chương trình cho Sputnik biết: “Cuộc gặp gỡ dự kiến sẽ diễn ra giữa đại diện của 28 lữ đoàn của FSA tại ngoại ô Damascus, Qunaitra, Hama, phía Tây Homs cũng như mặt trận phía Bắc Aleppo và Idlib cùng các đại diện của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Nga tại Abu Dhabi vào cuối tuần sau”.
*Với sự hỗ trợ của Không quân Nga, quân đội Syria ngày 5/11 đã kiểm soát được khu vực rộng 250 km2 tại tỉnh Aleppo.
Chuẩn tướng Ali Mayhoub, đại diện của quân đội Syria ở tỉnh Latakia cho biết: "Chiến dịch tấn công tiếp tục được triển khai ở phía Đông Nam tỉnh Aleppo. Với sự hỗ trợ của Không quân Nga cùng các nhóm tự vệ, quân đội Syria đã giành được kiểm soát một khu vực rộng khoảng 250 km2 và ổn định tình hình tại hàng chục ngôi làng cùng thị trấn tại tỉnh này".
Ukraine:
*Hôm 5/11, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) xác nhận các vụ đấu súng dọc khu vực tiền tuyến gần sân bay Donetsk đang thuộc quyền kiểm soát của phe ly khai, đã liên tiếp xuất hiện trong những ngày gần đây.
“Kể từ ngày 1/11, các quan sát viên OSCE đã ghi nhận tình trạng bạo lực gia tăng ở trong và gần sân bay Donetsk. Đây không phải là các cuộc rà phá bom mìn hay tập trận”, ông Alexander Hug, phó trưởng phái bộ giám sát OSCE tại Ukraine cho biết.
Quân chính phủ Ukraine sắp xếpđạn dược tiến hành tập trận tại căn cứShiroky Lan thuộc vùngMykolaiv. |
*Theo Tỉnh trưởng Odessa Mikhail Saakashvili, ông muốn thực hiện một cuộc cải cách lớn ở Ukraine và trở thành người đứng đầu các cuộc cải cách này.
Ông Mikhail Saakashvili cho biết ông đã sẵn sàng để lãnh đạo chính phủ của Ukraine thay thế cho Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk.
NATO – Nga:
*Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh Nga đang tập trung binh sĩ ở Kaliningrad, Biển Đen và phía đông Địa Trung Hải nhằm hỗ trợ quân đội ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Theo ông Stoltenberg, hoạt động tăng cường quân sự của Nga sẽ giúp Moscow ngăn chặn khả năng tiếp cận của Mỹ và các đồng minh tới nhiều khu vực.
Các binh sĩ NATO tập trậntại căn cứ phíabắc Lisbonhôm 5/11. |
Hôm 4/11, lãnh đạo và đại diện 9 quốc gia Đông Âu là thành viên của NATO đã nhóm họp tại thủ đô Bucharest của Romani nhằm kêu gọi liên minh quân sự tăng cường sự hiện diện ở châu Âu. Theo đó, NATO muốn thiết lập phương án đối phó trước những tình huống như Nga sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine và các mối đe dọa từ lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Máy bay Nga rơi:
*Theo The Guardian, nếu IS thực sự là thủ phạm làm rơi máy bay Nga, mục đích chính của lực lượng khủng bố là trả thù hành động Moscow can thiệp quân sự ở Syria chứ không phải mở rộng thanh thế ra toàn cầu.
Việc IS lên tiếng nhận trách nhiệm bắn rơi chiếc Airbus A321 của Nga ở Ai Cập hồi tuần trước đã chứng minh IS quan ngại Moscow đang làm mất mặt, gây chia rẽ và làm suy yếu năng lực của các chiến binh Hồi giáo.
Lực lượng IS tại trại huấn luyện Tal Afar, gần thành phố Mosul, phía bắc Iraq. |
*Bộ Ngoại giao Nga than phiền về việc Anh và Mỹ không chia sẻ thông tin tình báo thu thập được về vụ máy bay rơi ở Ai Cập, trong đó 224 người chết.
*Các bức ảnh chụp cận cảnh xác máy bay Nga gặp nạn ở Ai Cập cho thấy nhiều lỗ thủng ở trên thân, làm tăng thêm nghi ngờ phi cơ đã bị gài bom.
Các chuyên gia Nga cho hay không phát hiện dấu hiệu của chất nổ trên thi thể các nạn nhân. Moscow kêu gọi các bên cẩn trọng khi đưa ra các giả thiết liên quan đến thảm kịch hàng không tồi tệ nhất trong lịch sử nước này và kiên nhẫn chờ đợi kết quả điều tra chính thức.
*Ủy ban Hàng không Liên bang Nga (MAK) hôm 5/11 thông báo phải "dừng cấp mọi chứng nhận" cho phi cơ dòng Boeing 737 cho đến khi nhà chức trách Mỹ và Nga xác nhận chúng "trong tình trạng đảm bảo an toàn sử dụng".
Động thái trên khiến ngành công nghiệp hàng không Nga, vốn chủ yếu sử dụng Boeing 737 do Mỹ sản xuất, bị bất ngờ. Các hãng hàng không Nga nhanh chóng tìm hiểu tác động mà quyết định này có thể gây ra.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS:
*Tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học (OPCW) lần đầu tiên lên tiếng xác nhận lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Iraq và Syria đã sử dụng khí mù tạt trong các cuộc tấn công hồi tháng Tám.
Một cậu bé bị nghi là phơi nhiễm với vũ khí hóa học, được đưa tới bệnh viện tạiAleppo chữa trị. |
Thông tin được OPCW công bố làm dấy lên câu hỏi liệu IS có khả năng tự sản xuất các loại vũ khí hóa họchay lực lượng khủng bố đã tiếp cận được các kho chứa hóa chất mà chính quyền của Tổng thống Assad không thông báo.
Khủng hoảng di cư:
*Liên minh châu Âu (EU) dự đoán hơn 3 triệu người di cư sẽ đặt chân tới 28 quốc gia thành viên trong khối vào cuối năm 2016, kéo theo gánh nặng tài chính và an ninh biên giới cho khu vực.
Người tị nạnđặt chân tớiđảoChios của Hy Lạp sau hành trình vượt bờ biểnCesme, Izmir tại ThổNhĩ Kỳ. |
Số liệu thống kê của cơ quan kiểm soát biên giới Frontex cho hay riêng trong năm nay, hơn 700.000 người đã tới khu vực EU để tìm việc làm hoặc xin tị nạn.