Tin thế giới 13/3: Nga “dứt tình” hữu nghị với Ukraine, “phản pháo” Mỹ
Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Ukraine Poroshenko |
Nga, Ukraine, Mỹ
*Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin ngày 12/3 cho biết, Kiev đã nhận được công hàm ngoại giao từ phía Moscow thông báo về việc chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa hai nước. Theo đó, Hiệp ước này sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày 1/4 sắp tới.
Chính phủ Kiev hồi tháng 9/2018 đã chính thức thông báo với Moscow về ý định rút khỏi hiệp ước hữu nghị. 3 tháng sau, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ký ban hành một đạo luật cho phép hủy bỏ hiệp ước này với tuyên bố rằng đó là “một phần trong chiến lược tái định hướng của Ukraine về phía châu Âu”.
Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác được ký vào ngày 31/5/1997 và có hiệu lực vào ngày 1/4/1999 trong thời hạn 10 năm. Văn kiện này bao gồm điều khoản về tự động gia hạn thêm 10 năm nữa nếu các bên không phản đối. Ngược lại, hiệp ước sẽ bị hủy bỏ.
*Người đứng đầu Tập đoàn khí đốt Ukraine "Naftogaz", ông Andrei Kobolev cho biết, “Ukraine có thể mất quy chế nước trung chuyển khí đốt của Nga do các hành động của Berlin, Moscow và "một phần của giới cầm quyền chính trị Ukraine".
*Ria Novosti dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry cho biết, Washington đang xem xét các biện pháp trừng phạt mới đối với dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Sau khi có thông tin Mỹ có thể áp trừng phạt mới đối với dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, điện Kremlin đã lên tiếng bình luận về thông tin này.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho rằng, sự thù địch của Mỹ đối với dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 đã rõ ràng, đây là những nỗ lực cạnh tranh không lành mạnh.
Đọc thêm về Tình hình Ukraine:
“Châu Âu đã mệt mỏi với Ukraine, nhưng không thể ném bỏ”
Cựu Bộ trưởng kinh tế Ukraine: “Ông Poroshenko chuẩn bị đào tẩu khỏi Ukraine”
Chuyên gia Mỹ giải thích tại sao Ukraine cần một Tổng thống mới
Ứng viên Tổng thống Ukraine: “Muốn có hòa bình không thể không đàm phán với Nga”
Tổng thống Venezuela Maduro |
Khủng hoảng Venezuela
Chính phủ Venezuela ngày 12/3 đã quyết định không cho phép kéo dài sự hiện diện của các nhà ngoại giao Mỹ trên lãnh thổ nước này, đồng thời yêu cầu toàn bộ nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Caracas phải rút về nước trong vòng 72 giờ.
Thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao Venezuela nêu rõ: “Sự có mặt của các nhân viên ngoại giao Mỹ gây nguy hại tới sự ổn định, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Venezuela cũng như đã liên tục được ám chỉ trong các tuyên bố của quan chức chính quyền Washington trong thời gian gần đây, trong đó có cả những lời đe dọa sử dụng vũ lực để bảo vệ cái mà họ gọi là “sự an toàn cho các nhân viên ngoại giao Mỹ tại Caracas”.
*Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố rằng Venezuela sẽ yêu cầu sự trợ giúp từ các nước Trung Quốc, Nga, Cuba và Iran để điều tra về cuộc tấn công nhằm vào mạng lưới điện của nước này.
Tình trạng mất điện đã xảy ra tại Venezuela vào ngày 7/3, khi tập đoàn điện lực quốc gia Corpoelec của nước này khẳng định đã có sự “phá hoại” tại nhà máy thủy điện Guri ở Venezuela.
*Ngày 13/3, Đặc phái viên của Mỹ về Venezuela Elliot Abrams cho biết Washington đang thảo luận với các nước khác về việc chọn “quốc gia ủy nhiệm” cho Đại sứ quán Mỹ tại Venezuela sau khi Mỹ rút toàn bộ nhân viên còn lại khỏi Caracas.
Trả lời báo chí tại Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Abrams cũng cho biết Mỹ đã lên kế hoạch cho các biện pháp trừng phạt bổ sung “rất đáng kể”, trong đó áp dụng đối với cả các thể chế tài chính.
Thủ tướng Anh May |
Các tin thế giới nổi bật khác
*Anh ngày 13/3 tuyên bố, nước này sẽ bỏ thuế nhập khẩu đối với một loạt hàng hóa và tránh cái gọi là biên giới cứng giữa Ireland và Bắc Ireland trong trường hợp Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, còn gọi là Brexit, mà không có thỏa thuận nào.
Trước đó, hôm 12/3, Thủ tướng Anh Theresa May đã phải hứng chịu thất bại nặng nề thứ 2 trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội về dự thảo thỏa thuận Brexit sửa đổi của bà.
*Tờ Hindustan Times dẫn lời một quan chức Ấn Độ giấu tên cho hay, Pakistan đã cho triển khai toàn phi đội chiến đấu cơ F-16 tới dọc biên giới Ấn Độ và sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước bùng nổ từ cuối tháng Hai.
*Hãng Yonhap đưa tin ngày 13/3, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Triều Tiên dường như sắp hoàn thành việc khôi phục hoạt động của bãi phóng tên lửa Dongchang-ri, nằm trên bờ biển phía Tây của nước này.
Trong một báo các gửi tới các nghị sĩ của đảng cầm quyền, bộ trên lưu ý rằng hiện chưa rõ bãi phóng tên lửa này đã trở lại tình trạng hoạt động bình thường như một số hãng truyền thông đưa tin hồi tuần trước hay chưa. Trích dẫn báo cáo trên, Nghị sĩ Kim Byung-kee thuộc đảng Dân chủ cầm quyền nói: "Việc khôi phục các cơ sở bên ngoài tại bãi thử này được hiểu là gần như đã hoàn thành, song việc khôi phục hoạt động vẫn chưa được xác nhận nhận".