Tin nổi bật 23/8: Quân đội Syria thắng lớn, Mỹ chỉ trích TQ gây bất ổn ở Biển Đông

Quân đội Syria chính thức kiểm soát thị trấn Khan Sheikhoun, mở ra cơ hội lớn trong cuộc nội chiến Syria; Nga không quan tâm đến việc trở lại nhóm nước G7; Mỹ chỉ trích Trung Quốc xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam v.v... là những tin tức nổi bật ngày 23/8 này.

Trung Đông

*Quân đội Syria đã giành lại thị trấn Khan Sheikhoun (Syria) sau một cuộc giao tranh ngắn với các phiến quân tại đây và đã tiến hành các hoạt động cần thiết để tháo dỡ bom mìn quanh khu vực. Mặc dù mãi đến ngày 22/8 quân chính phủ mới tuyên bố kiểm soát hoàn toàn thị trấn này, song các phiến quân Hồi giáo cực đoan đã rút chạy từ một ngày trước đó. Tiếp theo đây, quân đội Syria sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự xuống những khu vực ở phía nam Khan Sheikhoun để đánh bật những phần tử còn lại.

Quân đội Syria hiện đang thực hiện những bước đi còn lại để đảm bảo an ninh ở Khan Sheikhoun.

*Sau khi quân đội Syria chính thức giành lại thị trấn Khan Sheikhoun ở Idlib, một đoạn phim ghi lại khung cảnh thị trấn hoang tàn do chiến tranh đã được ghi lại và được hãng tin Sputnik của Nga đăng tải. Độc giả có thể theo dõi toàn bộ đoạn phim tại đây.

Nga

*Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov mới đây đã nói rằng việc trở lại nhóm nước G8 “hiện không phải là điều mà Nga đang hướng đến” bởi Moscow tin rằng việc thảo luận các vấn đề thế giới thuộc lĩnh vực địa chính trị, an ninh hay kinh tế mà không có Trung Quốc hay Ấn Độ sẽ là “rất không hiệu quả”, vì vậy G20 sẽ có lợi hơn. Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng “việc để Nga trở lại nhóm nước G8 là hợp lý” và dự kiến ông sẽ thảo luận về vấn đề này trong hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới.

Nhóm nước G7 đã từng là G8, nhưng sau đó đã khai trừ Nga vào năm 2014.

*Trong khi đó, Liên minh Châu Âu đã phản đối việc mời Nga trở lại nhóm nước G8 một cách “vô điều kiện”. Theo EU, những lý do để loại Nga khỏi G8 hiện vẫn còn và việc đưa Moscow trở lại sẽ là “phản tác dụng” và là “dấu hiệu của sự yếu đuối”. Trong khi đó, họ mong muốn G7 sẽ trở thành “diễn đàn của các nền dân chủ trung thành với các giá trị chung”.

Châu Âu

*Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại thành phố Biarritz (Pháp) từ ngày 24 đến 26/8 tới. Một trong những chủ đề sẽ được nhắc đến trong hội nghị này đó là các nước thành viên sẽ xem xét khả năng đưa Nga trở lại nhóm nước, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tình hình chính trị ở Ukraine. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ đề cập đến vấn đề căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan ở Kashmir. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các nước Châu Âu cũng sẽ được thảo luận trong hội nghị lần này.

Phát ngôn viên chính phủ Nga Dmitry Peskov cho biết Nga vẫn chưa mong muốn trở lại G7.

*Trước thềm hội nghị G7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc gặp mặt với nhau. Điều khiến cộng đồng mạng đặc biệt chú ý đó là việc ông Johnson đã đặt chân lên bàn khi nói chuyện với ông Macron, qua đó vấp phải sự chỉ trích từ nhiều phía.

Châu Á

*Sau khi Trung Quốc có những hành động xâm phạm vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra tuyên bố nói rằng họ đang “quan ngại sâu sắc” trước những hành động “can thiệp vào hoạt động kinh tế lâu đời trong khu vực”, “làm suy yếu nền hòa bình” tại đây cũng như “ngăn chặn cơ hội tiếp cận nguồn tài nguyên khí đốt” của các nước. Mỹ cam kết sẽ “ thúc đẩy đảm bảo an toàn cho các nước đồng minh và đối tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để giúp hoạt động khai thác dầu mỏ và khí đốt được diễn ra một cách liên tục để phục vụ thị trường thế giới”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đã phản đối Trung Quốc tiến hành xâm phạm EEZ của Việt Nam.

*Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho mới đây nhận định rằng Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là một “độc tố cực mạnh” đối với hoạt động ngoại giao của Mỹ, sau khi ông Pompeo tuyên bố sẽ tiếp tục giữ nguyên các hình thức trừng phạt đối với Triều Tiên cho đến khi nước này có những động thái phi hạt nhân hóa rõ ràng. “Ông ấy có thể nói ra những lời nói thiếu suy nghĩ đó, khiến chúng tôi thất vọng và mất niềm tin khi không biết có thể giải quyết được bất kỳ vấn đề nào với một người như vậy hay không”, ông Ri nói.

Brazil

*Nạn cháy rừng rậm Amazon vẫn đang tiếp diễn, trong khi đó Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã yêu cầu các nước trên thế giới không được can thiệp vào vấn đề này, đồng thời tuyên bố rằng nhiều nước trên thế giới đang tìm cách "can thiệp vào chủ quyền" của Brazil, mặc dù ông thừa nhận Brazil không đủ nguồn lực để dập tắt hỏa hoạn. 

Anh Tuấn (tổng hợp)
Từ khóa: Syria Nga G7 Mỹ Châu Âu căng thẳng quân sự Trung Quốc Việt Nam

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !