"Tin đồn mua giải hoa hậu": Xuất hiện tình tiết mới

Đêm trao giải cuộc thi Hoa hậu các dân tộc VN VH- Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2013 (từ đây viết tắt là cuộc thi) vừa mới kết thúc chưa lâu thì dư luận xôn xao bởi tin đồn mua bán ngôi vị cao nhất tại cuộc thi.
Trước những nghi vấn thiếu căn cứ, những người trong Ban tổ chức (BTC), Ban giám khảo (BGK) cuộc thi đều tỏ ra bức xúc vì những thông tin vu khống. Hơn nữa, đằng sau những tin đồn đang dần hé lộ chi tiết người “ném đá giấu tay”, lôi kéo thí sinh nói xấu về cuộc thi. 

Đưa thông tin không chính xác

Ai tung tin đồn, người đó phải chịu trách nhiệm
Chiều ngày 3.7, tại buổi tổng kết Festival Di sản lần 5/2013, UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định không có chuyện mua bán vương miện hoa hậu. Đây là thông tin thất thiệt, không thể tin được. Ai tung tin đồn này thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Xuất phát từ một số tờ báo đăng bài nghi án “hóa giá” chiếc vương miện 1,5 tỉ đồng ngày 3.7, nhiều tin đồn thiếu căn cứ xung quanh cuộc thi này lập tức tràn lan trên các trang mạng. Theo những tin đồn, một số thí sinh vì bức xúc đã “kể tội” BTC về sự thiếu minh bạch của cuộc thi.

Trong đó, chỉ đích danh 2 thí sinh là Dương Triều My và Nguyễn Thị Thanh tố cáo về chuyện thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Anh (SBD 04) đã mua ngôi vương miện với giá 1,5 tỉ đồng và cặp kè với con trai (mới 15 tuổi và đang học cấp III) Phó BTC cuộc thi. Trong suốt quá trình diễn ra, BTC không quan tâm đến thí sinh, xử ép thí sinh…

Chiều 4.7, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bà Đoàn Kim Hồng, Phó BTC cuộc thi để tìm hiểu rõ về vấn đề này. Bà Hồng cho biết đang rất bức xúc trước sự vu khống trắng trợn về cuộc thi trong mấy ngày qua.

Trước những thông tin thiếu căn cứ và vu khống đó, bà Hồng đã đưa ra danh sách 62 thí sinh vào Chung kết thì hoàn toàn không có thí sinh nào tên như vừa nêu ở trên. “Đó là tin đồn của một số người giấu mặt, muốn vu khống làm xấu hình ảnh cuộc thi này. Hoàn toàn không có chuyện mua bán giải và đối xử không tốt với thí sinh.

Chúng tôi không thể “ép” thí sinh đi thi được. Cuộc thi cấp quốc gia, có quy chế đàng hoàng làm sao “ép” thí sinh dự thi nếu không đủ điều kiện mà cuộc thi đưa ra. Nhiều tờ báo vội vàng đưa thông tin mà thiếu kiểm chứng, ngay cả tên những thí sinh tố cáo cuộc thi cũng không hề có trong danh sách dự thi. Chúng tôi sẵn sàng đối chứng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự việc này nếu người nào đó dám công khai đứng ra tố cáo”, bà Hồng nói.

Người lôi kéo em để làm xấu cuộc thi cùng với thí sinh khác là Trần Anh Kiệt, SĐT 09849988xx là người trang điểm trong cuộc thi.
(Thí sinh Triều Thu) 

Phó BTC cuộc thi cũng cho biết thêm, từ những chuyện rất bé xảy ra trong cuộc thi nhưng một số người đã thổi lên thành chuyện lớn. Người bị cho là đã tố cáo BTC đối xử không tốt với thí sinh là Nguyễn Thị Ngọc Hiếu. Cô này trong lúc thi cũng có bị thương nhẹ ở chân nhưng tình hình không nghiêm trọng như bài báo nêu.

Chính thí sinh này cũng phủ nhận chuyện tố cáo BTC theo như tin đồn. Hơn nữa, trong nhật kí thí sinh viết về cuộc thi, Nguyễn Thị Ngọc Hiếu cũng đã chia sẻ niềm vui và cảm ơn BTC cuộc thi vì đã tạo điều kiện cho thí sinh được tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa, được giao lưu với các bạn ở khắp đất nước…

Đặc biệt hơn nữa, trong bài báo “Nghi án chiếc vương miện được “hóa giá” 1,5 tỉ đồng” ra ngày 3.7 lại nêu chi tiết: thí sinh Trần Kiều Thương tố BTC coi thường sức khỏe và nhắn tin khủng bố thí sinh. Theo đó, thí sinh này tố rằng, trong đêm chung kết cô đã bị ngất xỉu nhưng BTC không hỏi han còn bắt ép thí sinh tiếp tục chương trình. Vì quá mệt mỏi nên cô này đã gọi điện cho người nhà đưa về nhà. Nhưng BTC vẫn tiếp tục gọi điện yêu cầu phải trở lại khách sạn… Sợ quá cô liền bắt xe về Cần Thơ (!?).

Điều lạ là, trong danh sách thí sinh dự thi đêm chung kết cuộc thi lại không hề có tên thí sinh nào là Trần Kiều Thương cả. Ngay sau đó, thí sinh Vũ Trần Triều Thu (người mà tờ báo cho là Trần Kiều Thương) đã tìm gặp BTC và trình bày về sự việc này.

Bản báo cáo của thí sinh Triều Thu gửi chiều 2.7

Lộ diện kẻ lôi kéo thí sinh nói sai sự thật

Với tư cách là Trưởng BGK cuộc thi, tôi khẳng định những thông tin đăng tải trên một số tờ báo, trang mạng về cuộc thi là hoàn toàn sai sự thật. Tôi khẳng định, đánh giá của BGK là công tâm đến phút chót của cuộc thi. Khi cuộc thi đến 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chúng tôi đều được đánh giá là tốt, công tâm, không bị chi phối bởi bất kì vấn đề gì. Ngay cả đêm chung kết, chúng tôi vẫn luôn quan sát, chăm chú phần trình diễn của từng thí sinh để cho điểm. Sau đó, có bộ phận tổng kết để cho ra kết quả cuối cùng thì làm sao có sự mua bán giải được. BGK đều là những người có uy tín, tên tuổi và danh dự. Người tung ra tin đồn mua giải là thiếu tôn trọng chúng tôi. (NSND Hà Thế Dũng- Trưởng BGK cuộc thi)
Trước nhiều thông tin thiếu chính xác về cuộc thi, BTC cuộc thi đã liên lạc và gặp gỡ một số thí sinh có khúc mắc về tính minh bạch của cuộc thi.

Trái với những thông tin thiếu căn cứ trên, một số thí sinh bị nhắc tên trong tin đồn đã chủ động trình bày với BTC về những người “núp bóng” thí sinh nhằm vu khống cuộc thi.

Không chấp nhận những thông tin sai sự thật về bản thân và về cuộc thi, chiều 2.7, thí sinh Vũ Trần Triều Thu đã đến gặp và trình bày bản báo cáo gửi cho BTC và Ban chỉ đạo cuộc thi.

Trong bản báo cáo này, Triều Thu viết: “Em là thí sinh tham gia vòng Chung kết tại Hội An và vinh dự nhận được danh hiệu “Người đẹp ảnh”.

Theo hợp đồng với BTC, em phải ở đến hết ngày 29.6 để tham gia các hoạt động sau cuộc thi. Nhưng vì gia đình báo mẹ bị bệnh phải nằm viện nên em không kịp suy nghĩ và bỏ về vào ngày 27.6. Trên đường về đến Đà Nẵng vì mệt em phải vào bệnh viện.

Trong thời gian này, có một số người lôi kéo em nhằm làm ảnh hưởng đến cuộc thi, em không đồng ý và vì nhiều áp lực nên em rời bệnh viện về Tiền Giang thăm mẹ.

Nghe một số thông tin không tốt về cuộc thi, em khẳng định là cuộc thi rất tốt và công bằng. Việc em làm sai quy chế thi em mong BTC, Ban chỉ đạo bỏ qua cho em. Em hứa không tái phạm và làm tốt nhiệm vụ BTC đã đề ra”.

Ngoài ra, cuối bản báo cáo, thí sinh Triều Thu ghi chú thêm “Người lôi kéo em để làm xấu cuộc thi cùng với thí sinh khác là Trần Anh Kiệt, SĐT 09849988xx là người trang điểm trong cuộc thi”.

Bà Đoàn Kim Hồng bức xúc: “Đây không đơn thuần là những tin đồn mà có người cố ý vu khống nhằm làm xấu hình ảnh cuộc thi. Có một số người trà trộn thành nhân viên trang điểm để lôi kéo thí sinh. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết một số thí sinh bị vài người lôi kéo, nói xấu về cuộc thi bằng những tin đồn không chính xác. Thí sinh Vũ Trần Triều Thu cũng là một trong số các nạn nhân bị lôi kéo vào chuyện này, nhưng không tham gia. Hiện tại thí sinh này còn bị một số người đe dọa vì chỉ đích danh người lôi kéo…”.

Tân Hoa hậu Nguyễn Thị Ngọc Anh cho rằng: “Tôi khẳng định không có chuyện mua giải ở đây. Nếu ai đã biết thì thấy hoàn cảnh gia đình tôi không thể có 1,5 tỉ để mua giải được. Càng không có người chống lưng vì tôi đi thi chỉ có một mình và chỉ có sự cổ vũ của bạn bè… Tôi sẽ viết đơn mong cơ quan chức năng làm rõ việc này để lấy lại danh dự cho bản thân”.

Bà Hồng cho biết: “Chúng tôi đang làm báo cáo gửi Ban chỉ đạo về kết quả cuộc thi và báo cáo về những tin đồn không đúng sự thật trên một số báo và các trang mạng. Chúng tôi cũng sẽ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, Sở VHTTDL Quảng Nam, đơn vị phối hợp tổ chức để tìm biện pháp xử lí vấn đề này. Riêng đối với một số tờ báo đã đăng tin sai sự thật, chúng tôi yêu cầu gỡ bỏ thông tin, xin lỗi và bồi thường danh dự, tổn thương đã gây ra cho chúng tôi và thí sinh”.

“Tôi không ngạc nhiên khi xuất hiện thông tin này” 
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTTDL), Phó trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi Hoa hậu các dân tộc VN năm 2013. Ông Chương nói:
- Tôi đã đọc những thông tin này trên một số báo mạng. Đây là những thông tin bịa đặt, có tính xúc phạm đến tổ chức, cá nhân liên quan, và làm ảnh hưởng uy tín của cuộc thi. Vì thế, đề nghị cơ quan chức năng cần vào cuộc điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Với tư cách là Phó trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi, ông đánh giá như thế nào về cuộc thi này?
- Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc VN năm 2013 được chính quyền địa phương và những đơn vị liên quan tổ chức rất chặt chẽ và nghiêm túc. Trước khi bước vào vòng chung kết, Ban chỉ đạo đã trực tiếp kiểm tra từng hồ sơ và ai vi phạm sẽ không được tham dự. Chính vì thế, 62 thí sinh tham gia vòng chung kết đều hội đủ các tiêu chuẩn. Trong quá trình diễn ra vòng chung kết, Ban chỉ đạo đã cùng với các cơ quan chức năng theo dõi rất sát, và nhận thấy BTC, BGK đã làm việc với thái độ công tâm, khách quan, đúng quy định. Không hề có hiện tượng tiêu cực, chạy giải, mua giải như một số tờ báo đã viết.
Ông có ngạc nhiên khi xuất hiện nghi án “mua giải” hoa hậu?
- Tôi không ngạc nhiên khi xuất hiện những thông tin này. Sở dĩ nói vậy là bởi nó xuất phát từ sự ghen ghét, đố kỵ của một số cá nhân, những thí sinh không đoạt giải. Và không loại trừ khả năng có những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này đã từng tổ chức không tốt như cuộc thi này nên mới tung tin “bẩn”. 

Nguồn: Báo Văn hoá

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !