Thừa Thiên - Huế: Đường đê 44 tỷ đồng từ vốn ODA, chưa thi công xong đã nứt gãy

Dù vẫn đang trong giai đoạn thi công nhưng “Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, tuyến đê Bờ Tả” (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế), được đầu tư 44 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA đã xuất hiện chi chít vết nứt, gãy trên mặt đường.

Đê 44 tỷ đồng chưa dùng đã... nứt gãy

Video: Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, tuyến đê Bờ Tả bị nứt chi chít.
Lâu nay dư luận hay xôn xao về các công trình đê điều chống sạt lở, ngăn mặn ở các dòng sông và chống xâm thực bờ biển được đầu tư với số tiền "khủng", nhưng thường bị xuống cấp nhanh chóng ngay sau khi được đưa vào sử dụng.
 
Khi công trình xuống cấp, hư hỏng thì hầu hết các nhà thầu lý giải là do thời tiết bất lợi hoặc do thiên tai gây ra… Tuy nhiên, những lí do như nhà thầu không đủ năng lực, thi công kém chất lượng... lại ít được nói đến.

Mới đây, theo phản ánh của người dân, PV Infonet đã có mặt tại "Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, tuyến đê Bờ Tả" (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) để tìm hiểu một công trình cũng có nguy cơ tương tự vậy.

Theo quan sát, dù đơn vị thi công đang khẩn trương tiếp tục thi công tiếp các hạng mục khác để kịp tiến độ, nhưng mặt đường đê dang dở dài hơn 2km chưa sử dụng đã xuất hiện các vết nứt "chi chít" ngang dọc.

Các ta luy 2 bên đang thi công bị rất sơ sài, có nguy cơ sụt lún bất cứ lúc nào. Đặc biệt, các khe co giãn mặt đường không đúng kĩ thuật khiến mặt đường xuất hiện nhiều vết nứt gãy.

“Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, tuyến đê Bờ Tả” (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Được biết, “Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, tuyến đê Bờ Tả” (xã Vinh Thái và xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) thuộc Dự án Phát triển Nông thôn Tổng hợp các tỉnh miền Trung.

Công trình nằm trong nhóm khoản vay bổ sung do Ban QLDA Phát triển Nông thôn các tỉnh miền Trung làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghiệp VN1 (trụ sở tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) thi công và Công ty cổ phần tư vấn và Phát triển tài nguyên nước tư vấn giám sát.

Những vết nứt kéo dài hết mặt đường.

Mặt đường mới đổ bê tông xi măng xong, chưa đưa vào sử dụng đã bị nứt.

Những vết nứt chi chít trên mặt đường.

Các vết nứt xuất hiện rất nhiều trên toàn tuyến đường đê.

Nứt gãy do nắng nóng, bê tông co rút!?

Trao đổi với PV Infonet, ông Trương Văn Giang – Giám đốc Ban QLDA Phát triển Nông thôn các tỉnh miền Trung cho biết: “Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang, tuyến đê Bờ Tả” có tổng chiều dài 7km, được khởi công vào quý 3/2017 và dự kiến hoàn thành vào ngày 30/6/2019; với tổng kinh phí 44 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA".

Khi nói về sự xuất hiện các vết nứt gãy trên mặt đường đê dù đang thi công, ông Giang cho rằng, đó là những khe co giãn với khoảng cách 5m thì cắt khe!?

Tuy nhiên, sau khi PV cho xem hình ảnh thì vị Giám đốc này lại giải thích nguyên nhân rằng “vừa rồi nắng nóng nên bê tông xi măng co rút, sắp tới sẽ cho đơn vị thi công cắt, xử lý ngay các vết nứt này”!?

Cũng theo ông Giang, trong cuộc họp tới đây, công trình sẽ xin gia hạn thêm thời gian bởi tiến độ thi công sẽ bị... kéo dài.

*Những hình ảnh PV ghi nhận tại Công trình nâng cấp hệ thống đê sông Đại Giang:

Công trình dự kiến hoàn thành vào 30/6/2019, nhưng còn đoạn đường khá dài chưa thi công.

Những vết nứt gãy từ trên mặt đường xuống nền đất cấp phối.

Nhiều đoạn đê được đổ bê tông còn không có khe co giãn.

Hai vết nứt rất rõ nhưng chủ đầu tư nói đó là khe... co giãn!?

Hai vết nứt xuất phát từ 2 phía gần chạm nhau ở giữa đường.

Vết nứt chảy ngang qua ngay vị trí khe co giãn.

Vết nứt gãy kéo dài từ bờ sông Đại Giang qua phía ruộng lúa người dân.

Đê phía sông bờ sông Đại Giang được kè rất sơ sài.

Nguy cơ sụt lún lại dù công trình vẫn đang trong quá trình thi công dang dở.

Một vết nứt rất rộng ngay tại vị trí trước nhà dân.

Infonet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này...

Hà Oai - Trần Hoàn
Từ khóa: Thừa Thiên Huế Đường đê 44 tỷ đồng Nguồn vốn vay ODA Sông Đại Giang Nứt gãy chi chít.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Đang cập nhật dữ liệu !