Thủ tướng Đức Angela Merkel và ‘canh bạc’ lớn ở Ukraine

Theo The Moscow Times, Thủ tướng Đức Merkel đang vừa muốn thay đổi mối quan hệ Đức – Nga vừa cố giữ châu Âu đoàn kết trong khủng hoảng Ukraine. Nhưng nếu thất bại, bà sẽ rơi vào thế rất khó khăn.

The Moscow Times cho rằng, kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn Minsk II có hiệu lực, Thủ tướng Đức Angela Merkel luôn nơm nớp theo dõi những diễn biến ở Ukraine bởi bà hiểu quá rõ tình thế sẽ trở lên tồi tệ thế nào nếu Minsk II cũng có một cái kết thảm hại như Minsk I. Điều đó sẽ gây hậu quả to lớn đối với Ukraine, an ninh Đông Âu và của cả châu Âu.

Với vai trò là một trong bốn bên tham gia đàm phán tại Minsk, thủ đô Belarus, bà Merkel đã liên tục điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin cả trước và sau đàm phán. Bà nắm rất rõ từng chi tiết của thỏa thuận Minsk mới và bà cũng thấu hiểu tình hình ở miền Đông Ukraine như lòng bàn tay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và ‘canh bạc’ lớn ở Ukraine - ảnh 1

Thủ tướng Đức Merkel trao đổi với Tổng thống Ukraine Poroshenko về tình hình ở miền Đông Ukraine.

Lo lắng của bà về thỏa thuận Minsk II là hoàn toàn có cơ sở bởi chính quyền Mỹ đã chuẩn bị sẵn các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga và đang ‘nhăm nhe’ phương án chuyển vũ khí cho Ukraine. Nếu thỏa thuận lần này sụp đổ, tình hình sẽ leo thang và đảng Cộng hòa tại Mỹ có thể sẽ dùng kết quả đó làm cái cớ gửi vũ khí cho Ukraine, còn Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Nga.

Mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama dường như không muốn gửi vũ khí cho Ukraine nhưng các nghị sĩ đảng Cộng hòa lại đang kêu gọi chính quyền Mỹ hành động như vậy để hỗ trợ chính phủ Kiev chống lại ly khai.

Họ cho rằng, việc biểu dương lực lượng có thể khiến ông Putin chùn bước tại miền Đông Ukraine hoặc ít nhất cũng cho thấy rằng phương Tây không có ý định bỏ mặc Ukraine để nước này bị chia cắt hay chìm trong thảm họa.

Thành viên đảng Cộng hòa Mỹ tại Hội nghị An ninh Munich gần đây cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi đối với bà Merkel. Họ không thể hiểu tại sao bà lại phản đối việc gửi vũ khí cho quân đội Ukraine mạnh mẽ như vậy.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và ‘canh bạc’ lớn ở Ukraine - ảnh 2

Thủ tướng Đức Merkel cùng Tổng thống Pháp Hollande và Tổng thống Ukraine Poroshenko tại Minsk, Belarus hôm 11/2/2015.

Tuy nhiên, tờ The Moscow Times đặt câu hỏi: Những người thuộc đảng Cộng hòa hay chính quyền Obama đã ở đâu kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra cách đây hơn một năm? Phần lớn là họ vắng mặt. Bà Merkel mới là người xuất hiện nhiều nhất để đàm phán với ông Putin. Thật vậy, ông Obama bận rộn với đủ các vấn đề trong nước và sự nổi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông và dường như giao phó cuộc khủng hoảng Ukraine cho bà Merkel. 

Bà Merkel đã nhận một vai trò chẳng ai mong muốn. Theo The Moscow Times, việc bà Merkel nhận vai trò này cho thấy hai điều. Thứ nhất, bà đang muốn thay đổi mối quan hệ của Đức với Nga. Thứ hai, cho đến giờ bà vẫn cố liên kết Liên minh châu Âu bằng cách giữ một mặt trận thống nhất về các vấn đề gây nhiều tranh cãi liên quan đến các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Cả hai nhiệm vụ đều rất khó khăn, khó hoàn thành.

Mối quan hệ của Đức với Nga vốn có rất nhiều khó khăn. Trong vòng 45 năm qua, mối quan hệ này dựa trên Ostpolitik - thuật ngữ tiếng Đức có nghĩa là “chính sách phương Đông”, xuất phát từ thời Thủ tướng Đức Willy Brandt.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và ‘canh bạc’ lớn ở Ukraine - ảnh 3

Bà Merkel đã rất nhiều lần thảo luận với ông Putin về cuộc khủng hoảng Ukraine.

Về bản chất, Ostpolitik giúp đối thoại và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô và nước Nga sau này. Còn trong thực tế, nó khiến người Đức luôn nhìn Đông Âu qua lăng kính có mối quan hệ đặc biệt với Nga.

Cho đến nay, nhiều thành viên của đảng Dân chủ Xã hội Đức vẫn nhìn Ukraine, cũng như các nước khác trong khu vực, thông qua lăng kính đó.

Họ không muốn từ bỏ Ostpolitik mặc dù những thay đổi to lớn đã xảy ra tại các nước láng giềng phía đông nước Đức kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989. Một vài người còn sẵn sàng biện minh cho ông Putin về việc sáp nhập Crimea vào Nga.

Bà Merkel đang cố xóa bỏ những nhận thức này. Kể từ khi trở thành Thủ tướng Đức năm 2005, bà đã tập trung nhiều vào các nước láng giềng ở phía đông nước Đức như Ba Lan, Hungary và thậm chí xa hơn là Balkan và Moldova.

Với Ukraine, bà Merkel đã chấp nhận những thách thức lớn nhất trong chính sách đối ngoại, nếu không muốn nói là canh bạc lớn nhất, trong sự nghiệp chính trị của bà.

Ngoài ra, mặc dù hiện EU vẫn đang khá đoàn kết, nhưng một vài quốc gia thành viên, bao gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Bulgaria, Síp (Cyprus) và Hy Lạp đã phản đối lệnh trừng phạt thêm đối với Nga. Do vậy, nếu Minsk II thất bại, EU sẽ chia rẽ hơn nữa về việc trừng phạt Nga.

Trong khi đó, ông Putin sẽ có những tính toán riêng của mình. Theo tờ The Moscow Times, ông có thể sẽ khai thác những phần chia rẽ bên trong EU.

Do vậy, nếu thỏa thuận Minsk II bị thất bại, bà Merkel cũng sẽ bị đặt vào một thế rất đáng ngại.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Moscow Times - tờ nhật báo tiếng Anh hàng đầu tại Nga, phát hành từ năm 1992. The Moscow Times thuộc sở hữu của công ty Truyền thông Độc lập, công ty xuât bản truyền thông lớn của Nga.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !