Thủ tướng Canada Justin Trudeau: “Cậu bé vàng” đã không còn tỏa sáng?

Sau thời gian cầm quyền êm đẹp, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đang đứng trước cơn sóng lớn nhất trong sự nghiệp chính trị của ông.

Ngày 28/2/1984, một cơn giống tố càn quét chính trường Canada. Thủ tướng Pierre Elliott Trudeau bước ra khỏi văn phòng làm việc của ông ở Ottawa, đi bộ dưới tuyết để ra quyết định về tương lai chính trị của ông. Chính phủ của ông đã phải rất trầy trật để vượt qua cuộc trưng cầu dân ý độc lập ở Quebec. Tỷ lệ ủng hộ ông ở mức thấp chưa từng có và sau 15 năm nắm quyền, có lẽ giờ là lúc ông phải ra đi.

Ngày hôm sau đó, Pierre Trudeau tuyên bố từ giã sự nghiệp chính trị.

35 năm sau, cũng gần như cùng thời điểm, Justin Trudeau - con trai của ông cũng lâm vào một hoàn cảnh tương tự và phải đối diện với một trong những thời điểm khủng hoảng nhất của sự nghiệp chính trị.

4 năm nhiệm kỳ của đương kim thủ tướng Justin Trudeau diễn ra khá êm đẹp. Hầu hết các bê bối của ông đều không lớn như vụ ông đồng ý đi trực thăng của Aga Khan, lãnh tụ tinh thần của những người Hồi giáo dòng Ismaili, dù việc đó vi phạm các quy tắc đạo đức của Quốc hội.

Nhưng vụ bê bối lần này không đơn giản như vậy.

Lần này, Trudeau đã sa thải Jody Wilson-Raybould, cựu bộ trưởng tư pháp và từng là người được ông coi là nhân vật then chốt của chính phủ.

Vụ bê bối khá phức tạp, “động chạm” đến một điều luật quan trọng và nguyên tắc dân chủ đã 60 năm tuổi của Canada. Không chỉ có vậy, vụ bê bối này còn đi ngược lại “thương hiệu cốt lõi” của Trudeau là một chính trị gia theo chủ nghĩa nữ quyền và là người phục vụ cho lợi ích của người lao động trong nước.

Vụ việc bắt nguồn từ hồi đầu năm 2015 khi Cơ quan cảnh sát Hoàng gia Canada khởi tố SNC-Lavalin, một tập đoàn cơ khí khổng lồ của nước này có văn phòng đại diện ở khắp nơi trên thế giới. Cảnh sát Canada phát hiện một kế hoạch “lại quả” trị giá gần 50 triệu đô la Canada, tương đương 40 triệu đô la Mỹ, của tập đoàn này được cho là để giành lấy các hợp đồng với chính quyền của nhà độc tài Libya Muammar al-Qaddafi vào những năm 2000.

Theo cơ quan cảnh sát, số tiền hối lộ trên được tập đoàn này đưa ra để đổi lấy các hợp đồng trị giá khoảng 130 triệu đô la Canada, tương đương 100 triệu đô la Mỹ từ Libya.

Phần lớn số tiền này được cho là đã được chuyển đến cho Saadi Qaddafi, con trai của nhà độc tài và giúp người này mua sắm các du thuyền sang trọng. Các nhà điều tra cho hay quá trình hối lộ diễn ra trong 10 năm cho tới khi chính quyền của Qaddafi sụp đổ vào năm 2011.

Cảnh sát Canada đưa ra mức phạt rất cao và đề nghị kết án tù đối với các nhà lãnh đạo của tập đoàn. Nhưng do SNC-Lavalin bị khởi tố theo Luật chống hối lộ các quan chức nước ngoài, tập đoàn này cũng có thể bị phạt nặng hơn nữa: bị cấm tham gia đấu thầu cho các dự án của chính phủ.

SNC-Lavalin là một tập đoàn khổng lồ: phục vụ cho một thị trường trị giá 6 tỷ đô la Canada (khoảng 4.5 tỷ USD) và có tổng cộng 50.000 nhân viên trên khắp thế giới. Ở Canada, tập đoàn này có gần 9.000 nhân viên và tập đoàn này kinh doanh chủ yếu dựa vào các hợp đồng với chính phủ. Năm 2018, tập đoàn này cùng với một số công ty khác đã giành được một hợp đồng xây dựng một hệ thống giao thông công cộng mới ở Montreal.

Sau khi bị khởi tố, SNC-Lavalin không giấu diếm kế hoạch đáp trả và khẳng định nếu bị kết án, tập đoàn này sẽ dừng hoạt động.

Theo đó, SNC-Lavalin hoặc sẽ dời trụ sở sang London hoặc sẽ đóng cửa và thông điệp này được tập đoàn chuyển tới Đảng Tự do của ông Trudeau thông qua các nhà vận động hành lang và các lãnh đạo của SNC-Lavalin.

Ngay lập tức chính phủ của Trudeau chú ý đến vụ việc này và năm 2018 đã thảo ra dự luật mới - Thỏa thuận tạm hoãn truy tố. Đây là công cụ giúp các công tố viên “xử lý” các công ty bị buộc tội hối lộ.

Theo đó các công ty đó sẽ nộp phạt, chịu trách nhiệm và thay đổi bộ máy quản lý nhưng sẽ không bị truy tố và tiếp tục được tham gia vào các vụ đấu thầu. Đây là công cụ vẫn được châu Âu và Mỹ sử dụng để phạt cũng như ngăn chặn các công ty thực hiện hành vi hối lộ nhưng cũng giúp tránh gây tổn hại tới nền kinh tế.

Tuy nhiên điều luật này quy định Cơ quan truy tố công, một cơ quan độc lập có nhiệm vụ thực hiện các vụ truy tố liên bang của Canada, không được phép xem xét vấn đề “lợi ích quốc gia” khi ra quyết định có cho phép các công ty bị cáo buộc hối lộ quan chức nước ngoài được hưởng “hoãn truy tố” hay không.

Tháng 9 năm ngoái, cơ quan này quyết định truy tố SNC-Lavalin và vụ bê bối của chính phủ Trudeau bắt đầu từ đây.

Jody Wilson-Raybould, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada (bên phải)

Jody Wilson-Raybould, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Canada, có quyền phản bác quyết định này. Bà có thể yêu cầu Cơ quan truy tố công đàm phán với SNC-Lavalin. Tuy vậy, bà quyết định không làm như vậy và khẳng định SNC-Lavalin không đủ điều kiện để được hoãn truy tố.

Sau đó bà Jody bị chính phủ Canada gây sức ép. Hàng chục cuộc họp, hàng chục cú điện thoại và vô số email hay tin nhắn từ các nhân viên của văn phòng Thủ tướng, văn phòng Bộ Tài chính được chuyển đến bà Jody nhằm gây sức ép buộc bà yêu cầu giám đốc Cơ quan truy tố công đàm phám với SNC-Lavalin. Bà Jody được gợi ý đến gặp riêng giám đốc cơ quan này hoặc tìm thuê luật sư ngoài để tìm ra cách giải quyết vụ việc.

Bà Jody cũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trudeau và bà khẳng định sẽ không thay đổi quyết định của mình.

Đến đầu tháng 1, Thủ tướng Trudeau triệu tập Jody và cho biết bà đã bị thôi chức Bộ trưởng Tư pháp và sẽ chuyển sang chức Bộ trưởng các vấn đề cựu chiến binh – một vị trí kém quan trọng hơn rất nhiều.

Thậm chí trước khi bà Jody được thông báo chuyển việc, chính phủ Canada đã lên kế hoạch để “giải cứu” SNC-Lavalin.

Vụ việc có thể sẽ không được ai biết đến cho đến hồi tháng Hai khi tờ Globe and Mail công bố một số mâu thuẫn trong nội bộ chính phủ Canada và bà Jody từ chức Bộ trưởng các vấn đề cựu chiến binh. Đến ngày 27/2 trong một phiên điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Canada, bà Jody đã kể ra toàn bộ vụ việc.

Bà Jody cáo buộc Thủ tướng Trudeau đã gây sức ép cho bà và khi cương quyết giữ nguyên quyết định, bà bị gạt “ra rìa”. Trong khi đó, David Lametti, người thay thế bà Jody, bày tỏ sẵn lòng tìm cách hoãn truy tố SNC-Lavalin.

Thủ tướng Trudeau tìm mọi cách lảng tránh các cáo buộc của cựu Bộ trưởng Tư pháp Jody. Ông cho rằng việc gây sức ép với bà Jody không hề sai trái và bà không bị sa thải. Ông cũng khẳng định mục đích cuối cùng của ông là tránh để người lao động Canada mất việc làm.

Tuy nhiên, các nỗ lực của Trudeau chỉ “như muối bỏ biển”, Ủy ban điều tra vụ việc sẽ thẩm vấn trợ lý của Trudeau và một ủy ban độc lập khác của Quốc hội cũng đang “vào cuộc”. Andrew Scheer, đối thủ chính của Trudeau và là thành viên Đảng Bảo thủ, kêu gọi đương kim thủ tướng từ chức và thậm chí còn đưa ra khả năng điều tra tội danh hình sự. Trong khi đó, Jagmeet Singh, lãnh đạo Đảng Tân dân chủ, cũng bày tỏ mong muốn tiến hành một cuộc điều tra công khai.

Thủ tướng Trudeau cũng gặp sự phản đối ngay trong chính nội bộ chính phủ của mình.

Jane Philpott, Bộ trưởng Bộ Tài chính đồng thời là bạn thân của bà Jody, đã tuyên bố từ chức. Bà viết: “Điều đáng buồn là tôi đã mất niềm tin vào cách chính phủ xử lí vụ việc và ứng phó sau khi vụ việc được phơi bày”.

Đến nay, Thủ tướng Trudeau đã mất đi một bộ trưởng tư pháp, bộ trưởng tài chính và một trợ lí thân cận. Nếu tình trạng này tiếp diễn, có thể Trudeau sẽ “theo bước” cha mình trước đây.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Đang cập nhật dữ liệu !