Thủ tướng A. Merkel vẫn đầy uy tín trên chính trường Đức

Phe đối lập Đức dường như đã quá vội vã khi lên tiếng yêu cầu Thủ tướng Đức Angela Merkel từ chức. Mặc dù uy tín có phần giảm sút trong thời gian qua nhưng bà Merkel vẫn vững vàng với vị thế chính trị gia ảnh hưởng nhất nước Đức....
Thủ tướng A. Merkel vẫn đầy uy tín trên chính trường Đức - ảnh 1

Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Phe đối lập Đức dường như đã quá vội vã khi lên tiếng yêu cầu Thủ tướng Đức Angela Merkel từ chức. Mặc dù uy tín có phần giảm sút trong thời gian qua nhưng bà Merkel vẫn vững vàng với vị thế chính trị gia ảnh hưởng nhất nước Đức. Kinh nghiệm chính trị phong phú chính là thứ vũ khí mà hiện phe đối lập Đức không có được.

Các cuộc bầu cử vào Quốc hội Đức và bầu cử Thủ tướng mới sẽ được tổ chức ở Đức vào năm 2017. Hiến pháp của Đức không hạn chế số nhiệm kỳ Thủ tướng đối với một người. Điển hình là cựu Thủ tướng Helmut Kohl khi đã nắm quyền Thủ tướng Đức đến 16 năm, nghĩa là trải qua 4 nhiệm kỳ liên tục.

Do đó, bà A.Merkel sẽ khó có thể phá được kỷ lục của ông Helmut Kohl vì để đuổi kịp ông Helmut Kohl, bà Merkel phải tiếp tục giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Thủ tướng Đức năm 2017 và tiếp tục giữ cương vị đến cuộc bầu cử năm 2021.

Hiện tại, bà Merkel vẫn chưa đưa ra quyết định có tham gia vào các cuộc bầu cử trong năm 2017 hay không. Hiện bà vẫn chưa đưa ra bất cứ tuyên bố chính thức nào về vấn đề này vì hiện bà vẫn còn nhiều thời gian để cân nhắc và đưa ra quyết định.

Một số chính trị gia và các lực lượng có quan điểm phản đối bà Merkel đang hy vọng rằng bà Merkel sẽ không ra ứng cử trong các cuộc bầu cử sắp tới. Các thông tin về vấn đề này đã được lan truyền trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng nhập cư ở Đức.

Tuy nhiên, nghiên cứu tính cách của bà Merkel, nhiều chuyên gia đưa ra dự đoán rằng các đối thủ của bà Merkel sẽ phải thất vọng vì bà Merkel sẽ tiếp tục ra ứng cử trong các cuộc bầu cử sắp tới.

Trong thời gian gần đây, các đối thủ của bà Merkel liên tục đưa ra những phát ngôn, tuyên bố về việc uy tín của bà Merkel đang sụt giảm. Trên thực tế, sau một loạt vụ khủng bố hồi tháng 7 vừa qua, uy tín của bà Merkel đã thực sự sụt giảm nhưng đó không phải là cái cớ khiến bà Merkel sẽ đưa ra quyết định nghỉ hưu.

Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận xã hội do tổ chức xã hội Infratest tiến hành mới đây, uy tín của bà Merkel đã sụt giảm 12% và hiện còn 47% (tính thời điểm đầu tháng 8/2016). Tỷ lệ này đã giảm xuống nhưng đây không phải là con số đáng báo động vì tỷ lệ ủng hộ đối với một số lãnh đạo khác của châu Âu thậm chí còn thấp hơn nhiều.

Tổng thống Pháp F.Hollande thời gian gần đây thậm chí còn tụt xuống mức kỷ lục trong lịch sử Pháp hậu chiến tranh nhưng ông Hollande vẫn tiếp tục sẽ ra tranh cử Tổng thống Pháp thêm nhiệm kỳ nữa.

Về các đảng phái chính trị chính ở Đức, tương quan lực lượng giữa các đảng phái trên chính trường Đức đã được tổ chức Emnid phác thảo như sau: Đảng Dân chủ-Thiên chúa giáo của bà Merkel đang dẫn đầu khi nhận được sự ủng hộ của 34% cử tri, tiếp đến là đảng Dân chủ-Xã hội với 22% cử tri ủng hộ, đảng Xanh nhận được sự ủng hộ của 13% cử tri và đảng “Sự thay thế cho nước Đức” (AfD) nhận được 12% ủng hộ, đảng Cánh tả chỉ nhận được 9% và thấp nhất là đảng Dân chủ-Tự do với 5% ủng hộ.

Thủ tướng A. Merkel vẫn đầy uy tín trên chính trường Đức - ảnh 2

Thủ tướng A. Merkel vẫn “vô đối” trên chính trường Đức

Theo kết quả thăm dò dư luận xã hội do Infratest tiến hành, uy tín của Chủ tịch đảng Liên minh Xã hội-Thiên chúa giáo, đồng thời là thủ hiến vùng Bavaria Horst Seehofer trong tháng 7/2016 đã tăng thêm 11% và hiện đạt 44%. Dù hiện tỷ lệ ủng hộ với Horst Seehofer vẫn thấp hơn so với tỷ lệ ủng hộ bà Merkel nhưng sau một năm nữa, tình thế hoàn toàn có thể thay đổi.

Ngoài ra, chính bản thân Horst Seehofer cũng không loại trừ khả năng rằng đảng của ông, một đồng minh vững chắc của đảng bà Merkel trong liên minh cầm quyền, có thể sẽ quay lưng lại với đảng Dân chủ-Thiên chúa giáo.

Điều đó có nghĩa là Horst Seehofer, về mặt lý thuyết, có thể sẽ ra ứng cử vào vị trí Thủ tướng Đức. Mặc dù vậy, nhiều nhân vật chính trị gần gũi với Horst Seehofer  cũng cho rằng ông Horst Seehofer  sẽ không thể trở thành đối thủ cạnh tranh với bà Merkel.

Việc thiếu hụt các đối thủ cạnh tranh xứng tầm có thể trở thành lợi thế cực lớn cho bà Merkel nếu như bà quyết định sẽ tham gia vào các cuộc bầu cử sắp tới. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Zigmar Gabriel  và thủ lĩnh một số đảng phái khác lại càng không phải đối thủ xứng tầm với bà Merkel.

Trong số các chính trị gia nổi tiếng nhất nước Đức, người duy nhất có thể trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự với bà Merkel là Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schäuble.

Tuy nhiên, ông Wolfgang Schäuble chưa từng chống lại bà Merkel vì ông luôn là người ủng hộ bà Merkel trong các vấn đề quan trọng nhất đối với nước Đức, trong đó có vấn đề về chính sách nhập cư - chủ đề luôn được các lực lượng chính trị đối lập vin vào để chỉ trích bà Merkel.

Vấn đề là ở chỗ những thông tin được lan truyền cho rằng người Đức dường như đang bài xích mạnh mẽ người nhập cư vì các vụ khủng bố và cưỡng hiếp ở Đức có vẻ không hoàn toàn phù hợp với thực tế.

Gần 70% người Đức không cho rằng làn sóng bùng phát bạo lực gần đây ở Đức có liên quan đến chính sách của bà Merkel với người nhập cư. Gần đây còn có khá nhiều người Đứng ngừng ủng hộ chính sách của chính phủ trong vấn đề người nhập cư nhưng cũng có đến hơn nửa số cử tri Đức vẫn muốn nhìn thấy bà Merkel trên cương vị Thủ tướng Đức.

Nếu như con số thống kê này là chính xác thì các đối thủ chính trị của bà Merkel gần như bị tước đi thứ “vũ khí chính” để cạnh tranh với bà Merkel.

Tất nhiên, trong vòng 1 năm tới sẽ có khá nhiều thay đổi nhưng dù sao đến thời điểm hiện tại, chính trường Đức chưa thể xuất hiện được nhân vật có thể cạnh tranh thực sự với bà Merkel.

Điều đó có nghĩa rằng bà Merkel sẽ có không ít cơ hội để có thể tiếp tục lãnh đạo nước Đức nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ tờ “Expert – Chuyên gia”.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !