“Thủ phủ” kiệu xứ Quảng tất bật thu hoạch vụ Tết
Đến tháng Chạp, người dân ở huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) lại tất bật thu hoạch kiệu bán cho thương lái. Năm nay, nhiều hộ đã chủ động cắt giảm diện tích trồng vì lo ngại diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Tháng 12 âm lịch, các cánh đồng trồng kiệu ở huyện Thăng Bình chuyển qua màu vàng là thời điểm nông dân bắt đầu thu hoạch bán dịp Tết Nhâm Dần. |
Đây là vùng trồng kiệu lớn nhất tỉnh Quảng Nam với khoảng 200ha, tập trung ở các xã: Bình Phục, Bình Giang, Bình Sa… |
Kiệu trồng trên luống cao hơn 30 cm giúp mỗi khi mưa lớn, nước thoát nhanh, không bị thối củ. |
Ông Trần Ngọc Đức (xã Bình Phục) cho biết năm nay gia đình ông trồng 2 sào kiệu (mỗi sào 500m2) và xuống giống vào tháng 8 âm lịch. “Mỗi sào đầu tư tiền giống, phân bón mất hơn một triệu đồng. Quá trình canh tác, người trồng phải làm cỏ, tưới nước lúc trời nắng, phun thuốc trừ sâu bệnh. Sau năm 5 tháng, một sào kiệu đạt năng suất 200-300 kg”, ông Đức nói. |
Theo ông Đức, so với năm trước, vụ mùa này đạt năng suất 200kg củ/sào, giảm gần 100kg. |
Lo ảnh hưởng của dịch Covid-19, ông Nguyễn Thêm (xã Bình Phục) cắt giảm một nửa diện tích so với mọi năm.Với 5 sào kiệu, dù thời tiết không mấy thuận lợi nhưng nhờ kinh nghiệm trồng lâu năm nên vườn kiệu ông Thêm vẫn đảm bảo đủ sản lượng. “Củ kiệu nhỏ hơn so với mọi năm. Dự tính sản lượng đạt khoảng 8 tạ, trừ chi phí cũng có thu nhập mua sắm ngày tết”, ông Thêm chia sẻ. |
Cũng như ông Thêm, anh Dương Minh Cương (xã Bình Phục) đang thu hoạch 2 sào kiệu, giảm 5 sào so với vụ trước. "Rút kinh nghiệm năm 2020 dịch Covid-19 không có nơi tiêu thụ nên tôi giảm diện tích trồng", anh nói. |
Không riêng gì anh Cương, toàn xã nhà nào cũng cắt giảm diện tích, sợ không bán được. Kiệu bán từ 28.000 đến 35.000 đồng/kg, cao hơn năm trước 10.000 đồng. Trừ chi phí, mỗi sào trồng kiệu nông dân thu 5 triệu đồng. |
Củ kiệu sau khi cắt hết lá, rễ sẽ được đảo đi đảo lại nhiều lần để cát ra ngoài trước khi đổ vào bao tải. |
Dưa kiệu là món ăn dân giã, thường được ăn kèm với bánh chưng, bánh tét mỗi khi Tết đến xuân về. Trong những ngày đầu năm, dưa kiệu thường xuyên có mặt trên mâm cơm trong dịp gia đình sum họp. |
Trước Tết, người dân Quảng Nam mua củ kiệu làm sạch và phơi héo cùng với cà rốt, đu đủ, củ cải, củ hành, ớt để làm dưa món. |
Hồ Ca
Thăm ngôi biệt thự 800m2 của đại gia nức tiếng Hà Nội xưa
Gần 100 năm qua, kí ức về gia đình, những kỉ vật trong căn biệt thự số 44 Hàng Bè vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn, trân quý.
Động đất tiếp tục ở Kon Tum, 36 trận xảy ra trong 22 ngày
Trận động đất có độ lớn 3.4 độ richter vừa xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chỉ trong tháng 3, nơi đây đã xảy ra 36 trận động đất.
Ngôi nhà siêu méo mó bên tuyến đường mới mở ở Hà Nội
Ngôi nhà có diện tích 17m2 ở ngách 42/197 Thịnh Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nằm trên tuyến đường nối khu đô thị Đồng Tàu - Tam Trinh.
Hai du khách nước ngoài đứng trên đường phố Quảng Nam xin cứu giúp
Ngày 20/3, Công an TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) cho biết, phòng Quản lý xuất nhập cảnh (công an tỉnh) đã xuống địa bàn để tìm hiểu thông tin về việc hai du khách nước ngoài cầm biển xin cứu giúp trên đường phố.
Thấp thỏm sống trong ngôi nhà 'án ngữ' giữa đường
Trên tuyến đường ở TX Đông Triều, Quảng Ninh "mọc" 1 ngôi nhà hai tầng khiến nhiều người bất ngờ khi đi qua.
Xuất hiện cảnh chèo kéo khách ở cà phê phố đường tàu
Nhiều chủ quán hoặc người làm ở một số quán cà phê đường tàu thuộc phường Điện Biên (Hà Nội) chìa hẳn thực đơn ra mời chào, chèo kéo du khách. Nếu ai không có ý định vào uống nước sẽ không được họ dẫn qua rào chắn.
Cảnh nhộn nhịp trên công trường xây dựng sân bay Long Thành
Thiết bị máy móc của các nhà thầu hoạt động liên tục để san lấp mặt bằng và thi công móng cọc, triển khai xây dựng các hạng mục như đường băng, bãi đỗ xe, nhà ga sân bay Long Thành những ngày đầu tháng 3.
Cây cầu hình rồng đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh đang thành hình
Với tổng vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, cây cầu Phật Tích - Đại Đồng Thành có thiết kế hình con rồng thời Lý được đánh giá là đắt tiền nhất tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Núi rác tồn tại hàng chục năm ở Vĩnh Phúc gây ô nhiễm môi trường
Bãi rác núi Bông đi vào hoạt động năm 1999, lượng rác được Công ty CP môi trường và dịch vụ đô thị Vĩnh Yên thu gom, vận chuyển và tập kết tại đây. Hiện tình trạng ô nhiễm hết sức nặng nề.
Chuyện chưa kể về 'cây tử thần' trăm tuổi vừa bị cháy ở TP.HCM
Cây củ chi đại thụ, quý hiếm nhất của vùng Củ Chi vừa bị cháy khiến người dân vô cùng tiếc nuối.