Thu phí đường bộ từ 1/2013: Nơi thu nơi không?
Đại biểu Lâm Thiếu Quân tại phiên họp sáng ngày 7/12 |
Trong khi đó, theo Điều 10, Thông tư 197/2012/TT-BTC đã nêu rõ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng phương án và tổ chức thu, quản lý, sử dụng phí sử dụng đường bộ đối với xe mô tô áp dụng trên địa bàn; hướng dẫn cụ thể về mức thu phí, phương thức thu phí, tỷ lệ phần trăm để lại cho đơn vị thu phí, quản lý và sử dụng tiền phí thu được để trình HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Đại biểu Trần Văn Thiện - Thành viên ban kinh tế ngân sách của HĐND |
Đại biểu Trần Văn Thiện cũng cho biết: “Để chuẩn bị cho nội dung của kỳ họp, UBND TP có đưa ra tờ trình về việc thu phí đường bộ với Ban kinh tế ngân sách. Nhưng Ban kinh tế ngân sách đã quyết định không đưa ra tờ trình này tại kỳ họp vừa qua. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2013, TP.HCM chưa tiến hành thu phí bảo trì đường bộ”.
Trong khi đó, tại Hà Nội, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội Nguyễn Hoài Nam cho rằng, giải pháp thu phí bảo trì đường bộ thông qua xăng dầu sẽ công bằng và thuận lợi hơn. Còn thu đều theo đầu phương tiện thì sẽ dồn trách nhiệm cho địa phương, chính quyền cơ sở và việc tổ chức thu cũng gặp nhiều khó khăn.
"Nhưng chủ trương đã có rồi vì thế cứ làm thử một thời gian, sau đó báo cáo lại để Chính phủ điều chỉnh nếu thấy cần thiết", Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội nói.
Trưởng Ban Pháp chế HĐND Hà Nội Nguyễn Hoài Nam. Ảnh: Nguyễn Dũng |
Ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng, về phương án thu, đối với ô tô có thể thu thông qua kênh kiểm định, còn xe máy giao cho địa phương. Đối với xe máy chắc chắn khi thực hiện sẽ vướng phải nhiều khó khăn vì không có chế tài cụ thể nên khó kiểm soát được. Đặc biệt với một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có nhiều xe máy ngoại tỉnh việc kiểm soát, thu phí sẽ càng khó khăn hơn. Đối với người ngoại tỉnh phải đi thuê nhà trọ, nếu có đăng ký thường trú đầy đủ sẽ dễ dàng thực hiện, ngược lại sẽ rất nhiều khó khăn, khó mà kiểm soát hết được.