Thủ khoa Hà Nội vào vai nông dân "ngọt" như thế nào?

Trong hai ngày (17 - 18/8/2013) tại huyện Ba Vì, Hà Nội, 123 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện TP Hà Nội 2013 đã có nhiều hoạt động ý nghĩa góp phần xây dựng nông thôn mới và "truyền lửa" hiếu học tới các em học sinh...

Điều đặc biệt của chương trình tuyên dương thủ khoa xuất sắc năm nay, các thủ khoa được trải nghiệm cuộc sống “ba cùng” – cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân tại địa phương tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội. 

Giữa trưa nắng oi bức, bạn Nguyễn Thị Huyền - Thủ khoa ngành kế toán Đại học dân lập Phương Đông thoăn thoắt lựa những búp chè tươi trong vườn nhà cô Khuất Thị Nga (thôn 7, xã Ba Trải, huyện Ba Vì). Sau đó, Huyền tiếp tục cùng các bạn thực hiện các công đoạn chế biến như giã, sao chè một cách thích thú.  

Mồ hôi ướt đẫm gương mặt và chiếc áo tình nguyện, Huyền chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên mình tham gia hái chè và tự tay “chế biến”. Qua những buổi lao động trực tiếp những người trẻ như em cảm nhận rõ hơn nỗi vất vả của những người làm chè”  

Huyền cho biết, sẽ nghiên cứu ra những phương pháp mới giúp giảm bớt sự vất vả cho người nông dân. Sản phẩm chè rất cần được quảng bá để phát triển thương hiệu.

Vùng chè hoàn toàn có thể xây dựng thành khu du lịch. Du khách có thể đến tham quan, thăm mô hình sản xuất chè và thưởng thức chè trực tiếp tại đây. Nếu được đầu tư đúng hướng, chắc chắn đời sống và thu nhập của người dân sẽ được nâng cao.  

Thủ khoa Hà Nội vào vai nông dân
Các thủ khoa hái chè cùng bà con nôn dân ở Ba Vì

Có mặt tại lễ khởi công sân chơi cho thiếu nhi xã Ba Trại, bạn Ngô Đắc Thương – Thủ khoa ngành Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, trường Đại học Xây dựng cho biết: “Nhớ những ngày còn thơ ấu, em và bạn bè ở quê không có sân chơi, chỉ chơi loanh quanh trong vườn hoặc ngoài ngõ. Em nghĩ, khi trẻ em có sân chơi an toàn, lành mạnh sẽ hạn chế rất nhiều tai nạn đáng tiếc.

Sân chơi cho trẻ em cũng là nơi để các anh chị đoàn viên, thanh niên tổ chức các buổi sinh hoạt, giao lưu cho thanh thiếu nhi. Vì vậy, em thấy thật vinh dự và hạnh phúc khi được góp một phần sức lực xây dựng dân sân chơi cho các em nhỏ".  

Đất nước đang cần xây dựng nhiều công trình phục vụ đời sống dân sinh như cầu đường, trường học, bệnh viện... và cả những công trình phục vụ nông nghiệp như kênh mương nội đồng, hệ thông tưới tiêu tự động. Là một sinh viên ngành xây dựng, Thương mong muốn sau này sẽ được tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới, phát huy chuyên môn của mình giúp các vùng quê khởi sắc.  

Trong hai ngày đầu tiên của chương trình Tuyên dương Thủ khoa TP Hà Nội 2013, 123 thủ khoa xuất sắc cùng giao lưu "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Thủ đô" với các học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú Hà Nội. Các anh chị Thủ khoa đã chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp học tập tới các em học sinh.   

Thủ khoa Hà Nội vào vai nông dân
Thủ khoa dâng dương tại khu di tích Đền thờ Bác Hồ ở huyện Ba Vì

Thủ khoa Phạm Văn Thanh - chuyên ngành Kĩ thuật phần mềm, trường Đại học FPT cho biết: “Mình không có một bí quyết gì quá đặc biệt. Đó chỉ là phương pháp học tập hiệu quả và hợp lí". Theo Thanh, hiện nhiều trường học ở nước ta có một có một hiện trạng chung: Thầy cô đọc bài còn học sinh ghi chép. Phương pháp học tập của Thanh đơn giản là lắng nghe thầy cô giảng bài, cố gắng hiểu và nhớ kiến thức luôn trên lớp, như vậy sẽ tiếp thu được nhiều và nhớ bài lâu hơn.  

Với ước mơ cháy bỏng muốn trở thành một chiến sĩ cảnh sát nhưng vẫn còn băn khoăn về những vất vả khó khăn của nghề này, Nguyễn Mạnh Linh (học sinh lớp 12A1 trường Phổ thông dân tộc nội trú Hà Nội) đặt hỏi với Thủ khoa Đặng Thị Thủy – ngành Điều tra tội phạm xâm phạm về trật tự an toàn xã hội, Học viện Cảnh sát nhân dân: “Làm thế nào để chị có thể học tốt được những môn học khó trong chương trình học tại trường?”.  

Theo Thủy, đặc thù ngành đào tạo, môi trường theo học đòi hỏi rất cao về thể lực, nam giới sẽ có nhiều lợi thế hơn hơn nữ giới. "Khó khăn lớn nhất của mình là phải trải qua là những môn như võ thuật, bắn súng, bơi lội... Không ít lần mình bị chấn thương vì tập những môn này. Khi quyết định học trường Học viện Cảnh sát nhân dân, mình đã tự nhủ phải cố gắng thích nghi với hoàn cảnh, quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành cảnh sát của mình” - Thủy chia sẻ. 

Thủ khoa Hà Nội vào vai nông dân
Khởi công sân chơi cho thiếu nhi tại xã Ba Trại

Tham gia chương trình, 123 Thủ khoa đã dâng hương tại khu di tích Đền thờ Bác Hồ ở huyện Ba Vì; giao lưu với các em học sinh trường Dân tộc nội trú Hà Nội, tặng quà học sinh nghèo vươn lên trong học tập; dự tọa đàm Thủ khoa với trách nhiệm xây dựng nông thôn mới; khởi công xây dựng công trình sân chơi trị giá 50 triệu đồng tặng thiếu nhi tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội. Lễ ghi danh sổ vàng và Tuyên dương Thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, cao đẳng, học viện trên địa bàn TP Hà Nội tiếp tục diễn ra vào ngày 24, 25/8 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. 

Đây là năm thứ 11 thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn TP với những hoạt động thiết thực và ý nghĩa, thể hiện tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Thủ đô và đất nước.

Nguyễn Hiếu

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !