Thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những bước phát triển ổn định, đời sống được nâng lên, song đây vẫn là vùng còn nhiều khó khăn nhất và cần tiếp tục được hỗ trợ.

Sinh kế của người dân ngày càng đa dạng

Nhờ có sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước cùng với sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của người dân, kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) đã có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế của các địa phương có sự chuyển dịch tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, thu nhập được nâng lên, đời sống không ngừng cải thiện, hộ nghèo giảm khá nhanh.

Chính phủ đã có nhiều chương trình, chính sách, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào DTTS&MN như Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Chương trình 30A, Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 14/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh bổ sung cơ chế chính sách Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long…

Trong giai đoạn 2016 - 2018, chỉ tính riêng Chương trình 135, Chính phủ đã đầu tư 9.106 công trình, duy tu, bảo dưỡng 3.295 công trình. Về tổng thể, hiện nay đã có 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 98% hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã có trường lớp mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; 99,3% xã có trạm y tế; trên 90% xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình; 100% xã có hạ tầng viễn thông và được phủ sóng di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.

Về giao thông, theo báo cáo của các tỉnh vùng đồng bào DTTS&MN, 100% các tỉnh đều đã có đường đến trung tâm các huyện lỵ, chủ yếu là đường cấp V, cấp VI rải nhựa bán thâm nhập. Còn 187 xã chưa có đường ô tô được cứng hóa đến trung tâm, nhiều tuyến đường tới trung tâm xã ở vùng đồng bào DTTS&MN đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đi lại được vào mùa khô; mới có hơn 80% thôn, bản có đường giao thông được cứng hóa đi đến trung tâm xã, số còn lại chủ yếu là đường đất, đường tạm, đi lại bằng xe máy, xe đạp.

Tuy nhiên, nếu so với kết quả giảm nghèo chung của cả nước, tình trạng hộ nghèo và cận nghèo ở vùng đồng bào DTTS&MN, nhất là tình trạng nghèo của người DTTS vẫn đang là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Tính đến cuối năm 2018, hộ nghèo DTTS trong tổng số hộ nghèo cả nước chiếm 55,27%, trong khi đó tỷ lệ dân số DTTS chiếm 14,6% dân số của cả nước. Sinh kế của người dân vùng đồng bào DTTS&MN, đặc biệt là đồng bào các DTTS hiện nay chủ yếu vẫn là sản xuất nông, lâm nghiệp. Tỷ lệ các nhóm DTTS có việc làm trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ rất thấp, chưa khai thác được tiềm năng trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ của khu vực.

{keywords}
Tình trạng hộ nghèo và cận nghèo ở vùng đồng bào DTTS&MN vẫn đang là một trong những thách thức lớn. Ảnh: Lê Anh Dũng

Thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập

Chính vì vậy, Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ…

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3%. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Tại Phiên họp tham gia thẩm tra kinh tế-xã hội vùng DTTS&MN do Hội đồng Dân tộc tổ chức mới đây, đa số các thành viên Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc và các đại biểu đều thống nhất với Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020 và đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2026.

Các thành viên Ủy ban Dân tộc, Hội đồng Dân tộc và các đại biểu cũng khẳng định cần đặt hai chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững bên cạnh chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 cho phù hợp, làm thế nào để ba chương trình đan xen nhau hiệu quả. Tuy nhiên, khi thực hiện các chương trình cũng cần xem xét kỹ các tiêu chí đặt ra, tránh trùng lặp đối tượng, triển khai manh mún, chắp vá.

Tiến Quang 

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !