Thứ cây mọc hoang dại nhưng lại là thần dược tự nhiên

Thạc sĩ Hoàng Thị Bích Liên – Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hà Nội cho biết cây cà gai leo có tác dụng không chỉ trong xơ gan mà ngay cả trong điều trị các bệnh răng miệng,

Cây cà gai leo có nhiều tác dụng trị bệnh

Theo Thạc sĩ Liên, cây cà gai sử dụng làm thuốc là loại cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài đến 6m hay hơn. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều; cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa xim ở nách lá, gồm 2-5 (7-9) hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Hoa tháng 4-5, quả tháng 7-9.

Cây cà gai là loại cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều là Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Cũng thường được trồng làm hàng rào..
Bộ phận dùng: Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng), có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô.
Qua các nghiên cứu người ta chỉ ra rằng thành phần hóa học: Rễ và toàn thân có
- Alcaloid (solasodin, solasodenon C27H46O2)
- Glycoalcaloid ( ở quả cao nhât 45%, lá 36%, rễ 20% và thân 8% )
- Sterol( Cholesterol C27H46O, bêta sitosterol C29H50O, Lanosterol C30H52O)
- Saponinsteroid gồm 3beta-hydroxy-5alpha pregnan-16-on
- Ngoài ra rễ và lá còn có tinh bột, flaloid và các thành phần khác
Tác dụng của cây cà gai leo đã được chứng minh trong y học cổ truyền. Thạc sĩ Liên cho biết theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Thu-Viện dược liệu, nghiên cưú năm 2002 đã chứng minh cà gai leo với hoạt chất chính là glycoalcaloid có tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển của xơ gan, tác dụng chống viêm, giảm đau, tác dụng trên glycogenase, chống oxy hóa, kháng nhiều loại vi khuẩn như Staphylococus aureus, E.coli,…kháng nấm, kháng virus. Ngoài ra CGL có tác dụng trên hệ miễn dịch, ức chế gen gây ung thư.
Tuy nhiên trong cà gai leo có độc tính nhưng dựa vào các kết quả thí nghiệm cho thấy cà gai leo với liều hàng ngày 10g/kg thể trọng và cho uống liên tục trong 30 ngày, không gây ra những biến đổi bất thường về các thông số hóa sinh và huyết học biểu thị chức năng gan thận, chức phận tạo máu và về mô học trên các cơ quan gan, thận, thượng thận, tinh hoàn ( buồng trứng ) so với chứng không uống thuốc.
Còn theo y học cổ truyền:
Tính vị: vị hơi cay, tính ấm, hơi có độc
Quy kinh: can, thận, phế
Công năng: Tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.
Công dụng: Trị cảm cúm, phong thấp, sâu răng, chân răng chảy máu, rắn cắn và dị ứng. Nhân dân còn dùng rễ Cà gai leo xát vào răng khi uống rượu để tránh say rượu; cũng dùng rễ sắc nước cho người bị say uống để giải say.
Một số bài thuốc sử dụng cà gai leo
1. Chữa rắn cắn, lấy 30-50g rễ Cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chiết nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Hôm sau, dùng 15-30g rễ khô, sao vàng, sắc nước cho uống, ngày 2 lần, sau 3-5 ngày thì khỏi hẳn.
2. Chữa phong thấp, dùng rễ Cà gai leo, vỏ Chân chim, rễ Cỏ xước, Dây đau xương, Dây mấu, rễ Tầm Xuân, mỗi vị 20g, sắc uống.
3, Chữa ho, ho gà, dùng rễ Cà gai leo 10g, lá Chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
4. Chữa sưng mộng răng, dùng hạt Cà gai leo 4g, tán nhỏ, cho vào trong cái đồ đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng (theo Bách gia
trân tàng). Ngoài những bài thuốc nam, bạn có thể tìm thấy thành phần cà gai leo trong các sản phẩm thực phẩm chức năng như: Giải độc gan Tuệ Linh ở dạng trà rất tiện sử dụng. Ngoài thành phần chính là cà gai leo ra thì nó còn chứa một số vị thuốc nam như giảo cổ lam, actiso, diệp hạ châu…rất tốt cho gan.



Khánh Ngọc

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

Đang cập nhật dữ liệu !