Thông gia ốm nằm viện, mẹ chồng làm một việc khiến nàng dâu nghẹn ngào

Biết tôi chuẩn bị đến bệnh viện thăm bố ốm nặng, mẹ chồng chờ ở cửa, đưa cho một túi quà.

Năm nay, tôi bước sang tuổi 26. Tôi đang mang thang được 6 tháng và sống tại Bình Dương cùng gia đình bên chồng.

Hôn nhân của tôi không có nhiều bất ổn nhưng cũng chẳng thoái mái khi sống chung với mẹ chồng.

Tính của mẹ chồng tôi không xấu. Thậm chí, tôi thấy bà quan tâm con cái, chủ động giúp con dâu nhiều việc nhà. Tuy nhiên, mẹ lại tiết kiệm một cách thiếu khoa học. Tôi luôn bị mẹ chồng nhắc nhở việc chi tiêu, siết chặt tiền đi chợ… 

Mỗi lần đi chợ, tôi đều phải ghi ra danh sách những món cần mua và đưa cho mẹ chồng xem xét. Bà đong đếm từng quả chanh, cọng hành… không để dư dù chỉ một ít.

 T

Tôi hối hận khi nghĩ sai về mẹ chồng. Ảnh minh họa: Pexels.

Nhiều lúc đi chợ, tôi thấy có món ngon hơn cũng không dám mua, bởi ngại nghe lời cằn nhằn của mẹ chồng.

Mẹ chồng quy định thức ăn thừa sau mỗi bữa cơm đều phải hâm lại, cho vào hộp, cất trong tủ lạnh. Nếu con cháu không ăn món thừa thì bà sẽ ăn cho bằng hết. 

Tôi nhớ có một lần, mẹ chồng bị rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn của ngày hôm trước. Bà đau bụng đến ngất xỉu, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Lúc về nhà, bố chồng tôi nói đùa: “Tiếc một chút đồ ăn thừa mà tốn mấy triệu tiền viện phí. Tiết kiệm kiểu gì không biết”. Chỉ vậy mà mẹ chồng tôi thấy không lọt tai, giận dỗi cả nhà suốt một tuần liền. 

Cứ nghĩ sau lần ấy, mẹ chồng tôi sẽ bỏ thói quen không tốt, nguy hại cho sức khỏe. Vậy mà, bà tiếp tục tích trữ đồ ăn thừa, chất đầy tủ lạnh.

Ngoài cách tiết kiệm vụn vặt, mẹ chồng tôi còn có tính lo xa, nói 1 nghĩ đến 10. Bà bắt vợ chồng tôi phải tiết kiệm tối đa, một đồng cũng không được tiêu hoang.

Bà vẽ ra viễn cảnh ốm đau, không tiền thuốc thang, phải vay nặng lãi để răn đe con cháu.

Vợ chồng tôi nghe cho có rồi bỏ ngoài tai, việc mình cứ làm, tiền mình cứ tiêu. Nhiều lần bà gọi tôi nói chuyện riêng, dạy cách tiết kiệm khiến tôi ngao ngán.

Biết mẹ chồng không xấu, nhưng tôi cảm thấy khó chịu, mấy lần vận động chồng ra ở riêng. Nghe vợ nói cũng xuôi tai, chồng tôi lên kế hoạch thuê trọ, sống riêng cho thoải mái.

Thế nhưng, một việc bất ngờ xảy ra khiến tôi thay đổi, quyết định không ra ở riêng nữa.

Hai tháng trước, tôi nhận tin bố ở quê đang ốm nặng. Mẹ tôi khóc lóc, kêu gọi các con góp tiền đưa bố lên TP.HCM nhập viện điều trị. 

Tôi soạn hết tiền để dành chỉ được chưa đến 10 triệu đồng. Lúc này, tôi mới nhớ đến lời mẹ chồng dặn phải tích góp tiền phòng thân. Dù mẹ chồng có phần tiết kiệm thái quá nhưng không hẳn là sai.

Tối đó, tôi bàn với chồng, mong anh nghĩ cách vay thêm tiền, giúp tôi lo viện phí cho bố. 

Chồng tôi bần thần, bảo: “Anh chẳng biết vay ai. Nếu anh đi vay ngoài, lúc đến tai bố mẹ thì lại khổ, mà vay mẹ thì sợ bố mẹ em ngại. Thôi, em cứ cầm tạm số tiền đó vào viện xem tình hình bố thế nào rồi tính tiếp”.

Chẳng nghĩ ra cách nào khác, tôi chỉ biết ôm mặt khóc.

Sáng hôm sau, tôi chuẩn bị đồ đạc lên TP.HCM thăm và ở lại bệnh viện cùng mẹ chăm bố. Đi đến trước cửa nhà, tôi thấy mẹ chồng đang đứng chờ, trên tay cầm một túi quà.

Bà kéo tôi lại gần, đưa túi quà, bên trong có nhiều loại trái cây đắt tiền. Bà còn đưa cho tôi một phong bì, bảo tôi lấy mà lo cho bố.

Bà bảo tối qua, bà định vào phòng hỏi thăm tình hình sức khỏe thông gia thì nghe cuộc trò chuyện của vợ chồng tôi. 

“Con cứ cầm lấy lo cho bố. Sau này, vợ chồng cố gắng làm, tiết kiệm gửi lại cho mẹ. Mẹ tằn tiện cũng chỉ lo đến những lúc hoạn nạn, chứ chẳng phải khắt khe gì với con cháu”, mẹ chồng nói và nhìn tôi trìu mến.

Cầm túi quà nặng trịch và phong bì của mẹ chồng, tôi nghẹn ngào xúc động đến không đứng vững. Bà vội vàng đỡ tôi vào ghế ngồi, rồi căn dặn: “Con ngồi đây, chờ mẹ thuê xe ô tô chở lên bệnh viện. Bầu bì như thế đi xe máy không tiện”.

Lưng tựa vào ghế, tôi cố gắng hít thật sâu, làm dâu bao lâu nay nhưng tôi lại chẳng hiểu tấm lòng của mẹ chồng. Nghĩ lại, tôi thấy mình thật nông cạn.

Độc giả Hà Chi

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Đang cập nhật dữ liệu !