Thỏa sức 'vãi vốn' công: 'Cái chết' của Tập đoàn đa ngành

“Người yếu thì chỉ nên làm một việc, làm đúng việc của mình, chứ làm không đúng chuyên môn, chộp giật sẽ dẫn tới chộp giật lẫn nhau” -ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) của QH.

Ông Mai Xuân Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội bày tỏ quan điểm với PV Infonet về đề xuất cấm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) không được góp vốn, phát hành trái phiếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến tại Dự thảo Nghị định ban hành quy chế quản lý tài chính của EVN.

Trao đổi với PV Infonet về đề xuất trên, ông Mai Xuân Hùng bày tỏ quan điểm đồng tình: “Buộc các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành là một việc làm đúng, dù có hơi chậm”.

Thực tế, việc đầu tư ra ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã được đề cập nhiều và hầu hết các tập đoàn khi “đổ” vốn vào những lĩnh vực không chuyên đều lỗ “đậm”.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính 127 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ - con hiện đang tồn số nợ 1.348.752 tỷ đồng. Con số này đã tăng 6% so với năm 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp này.

30/85 là số tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Đặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ này trên 10 lần.

Bộ Tài chính cũng đánh giá, hiện nhiều tập đoàn, tổng công đang rơi vào bế tắc trong thoái vốn đầu tư ngoài ngành, nhất là đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, do đối mặt với nguy cơ thua lỗ, làm mất vốn Nhà nước. Trong đó, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đang loay hoay thoái vốn tại Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Công ty Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VIG), Công ty tài chính cổ phần Hóa chất Việt Nam. Hay như Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang “đau đầu” tìm đối tác thoái vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP An Bình, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam loay hoay thoái vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Việt Nam...

Cắt nghĩa cụ thể hơn về quan điểm của mình trước việc đầu tư dàn trải gây nên những thất thoát lớn vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong suốt thời gian dài qua, ông Mai Xuân Hùng nhấn mạnh, Thủ tướng đã có chỉ đạo buộc các tập đoàn, tổng công ty tới năm 2015 phải thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành van chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm...

Thỏa sức 'vãi vốn' công: 'Cái chết' của Tập đoàn đa ngành - ảnh 1

Vừa thoái được 252 tỷ đồng tại ABBank, EVN vẫn nắm 16,02% vốn tại nhà băng này

Tuy thế, cũng cần phải nhìn lại lịch sử. Bởi ngay từ khi cho phép thành lập các tập đoàn này, chúng ta đã hướng tới mục tiêu thành lập các tập đoàn đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Theo chủ trương này các tập đoàn mới mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực khác tới vậy. Nhưng đáng tiếc, khi nền kinh tế thị trường phát triển các tập đoàn lại đầu tư vào những lĩnh vực đem lại lợi nhuận trước mắt trong một thời gian dài. Rồi đến giai đoạn các ngân hàng, công ty tài chính, chứng khoán... “mọc lên như nấm”, rồi các đối tác đứng ra thành lập lại muốn có sự hiện diện của các “anh cả đỏ” trong lĩnh vực kinh tế để củng cố vị thế, nguồn vốn... Vì thế mà các tập đoàn, tổng công ty nhận được vô số những lời mời chào, ưu đãi hấp dẫn nếu tham gia là cổ đông chiến lược.

Đặc biệt giai đoạn 2007-2008 khi thị trường chứng khoán phát triển đến cao trào, giá mỗi cổ phiếu của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lên tới hai chấm, ba chấm... nhưng rồi xuống dốc “không phanh” cùng với sự đi xuống của thị trường chứng khoán. Tới lúc này, sức khỏe thật sự của các tập đoàn, tổng công ty mới bộc lộ. “Bản thân sức khỏe của doanh nghiệp còn yếu, lĩnh vực kinh doanh chính còn thua lỗ, nói gì tới việc đầu tư ra ngoài ngành, vào những ngành nghề không chuyên? Đó là bài học đắt giá cho chúng ta” – ông Hùng nói thẳng.

Cái khó hiện nay là dù đã xác định tới năm 2015 số tập đoàn này sẽ phải thoái hết vốn nhưng không thể làm nhanh, làm ngay vì còn phụ thuộc vào tình hình thị trường. “Số vốn bị thất thoát do đầu tư ngoài ngành của nhiều tập đoàn, tổng công ty lên tới 40-50%. Nếu như trước đây bỏ ra 100 đồng để đầu tư thì giờ chỉ thu được 40-50 đồng.  Do đó hầu hết các tập đoàn, tổng công ty đang thực hiện chủ trương đều cố chờ thời cơ để số vốn bị thất thoát là ít nhất.

Riêng với trường hợp của EVN, ông Hùng nhận định, đề xuất cấm tập đoàn này không được đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính là hợp lý khi số nợ mà tập đoàn này đang “gánh” một số nợ “khủng”. “Nguồn vốn của EVN đang có vấn đề, thậm chí còn nợ khủng, việc kiến nghị EVN ngừng hẳn đầu tư ngoài ngành trước mắt sẽ là giải pháp gỡ khó cho chính tập đoàn này”- ông Hùng nói.

Do đó, “không chỉ riêng EVN mới đề xuất cấm đầu tư ngoài ngành, mà ngay cả các tổng công ty, tập đoàn khác nếu số nợ quá lớn “ăn mòn” vào vốn chủ sở hữu hoặc nếu sai phạm quá lớn thì cũng nên cấm”- ông Hùng nói.

Tuy vậy, Phó Chủ nhiệm UBKT cũng thừa nhận, nói vậy nhưng cũng “không thể làm ào ạt”. Chủ trương của Chính phủ tới năm 2015 buộc các tập đoàn phải thoái vốn ngoài ngành có thể hơi chậm nhưng là vừa đủ để số doanh nghiệp này uốn nắn lại hoạt động của mình. Một giải pháp nữa cũng được Chính phủ đưa ra để gỡ bí là giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành (lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng...) của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, sau khi các đơn vị này thoái vốn không thành công”.

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.