Thổ Nhĩ Kỳ tố Israel có ý chia cắt Syria bằng "quân khủng bố" người Kurd

Mới đây, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã chỉ trích Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi có ý định chia rẽ Syria bằng cách lợi dụng lực lượng người Kurd đang hoạt động ở phía bắc và phía đông đất nước.

“Netanyahu đang lo lắng bởi ông ta đã phát hiện quá muộn rằng ông ta không thể chia cắt Syria”, ông Cavusoglu nói, đồng thời khẳng định ông Netanyahu muốn thực hiện mục đích này “với sự giúp đỡ của những phần tử khủng bố” thuộc lực lượng vũ trang người Kurd YPG, một phân nhánh của Đảng Lao động Kurdistan (PKK) bị Thổ Nhĩ Kỳ xác định là tổ chức khủng bố.

Binh lính Israel trong một chiến dịch quân sự.

Ông Cavusoglu cũng chỉ trích Thủ tướng Israel khi “có cảm tình đối với YPG” và khẳng định “Netanyahu và PKK có một điểm chung, đó là cả hai đều không màng đến sự sống của trẻ em”.

Tuyên bố của ông Cavusoglu được đưa ra trong lúc ông Netanyahu và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đang có cuộc khẩu chiến với nhau. Vào ngày 23/12, ông Netanyahu đã gọi ông Erdogan là một “tên độc tài bài người Do Thái” và “bị ám ảnh với Israel”, và đáp lại ông Erdogan nói rằng ông Netanyahu là “người đứng đầu của một nhà nước khủng bố”.

Trước đó, ông Erdogan cho rằng chính những người Do Thái ở Israel đã đá vào phụ nữ, trẻ em Palestine “khi họ ngã xuống mặt đất”. Đáp lại, ông Netanyahu cũng chỉ trích ông Erdogan là một “kẻ xâm lược phía bắc đảo Cyprus, cho quân đội tàn sát phụ nữ và trẻ em tại các ngôi làng người Kurd”.

Những tranh cãi của hai nguyên thủ quốc gia xuất hiện sau khi Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) tiến hành chiến dịch quân sự tại khu vực Afrin ở phía bắc Syria, với mục đích “quét sạch” lưc lượng người Kurd thù địch dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Căng thẳng giữa Ankara và người Kurd đã leo thang vào tháng 7/2015 khi một thỏa thuận ngừng bắn lâu năm với PKK đổ vỡ sau hàng loạt những vụ khủng bố được cho là do thành viên của tổ chức này thực hiện.

Từ tháng 4, tháng 5/2018, quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đã đi xuống sau khi hai nước này trục xuất nhân viên ngoại giao của nhau, sau khi ông Erdogan và ông Netanyahu tranh cãi về cuộc biểu tình ở dải Gaza và việc Mỹ di dời đại sứ quán tới Jerusalem.

Ông Erdogan đã gọi những hành động của Israel tại dải Gaza là “diệt chủng” và đã triệu tập đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở Mỹ và Israel để thảo luận những bước đi tiếp theo, đồng thời trục xuất đại sứ Israel Eitan Naeh.

Đáp lại, Israel yêu cầu lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ tại Jerusalem là ông Husnu Gurcan Turkoglu, người có nhiệm vụ thiết lập quan hệ giữa Ankara và chính quyền Palestine, rời khỏi khu vực này “trong một thời gian”.

Anh Tuấn (lược dịch)
Từ khóa: Thổ Nhĩ Kỳ Israel Erdogan Netanyahu Syria tranh cãi đấu khẩu

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !