Thổ Nhĩ Kỳ: Mua tên lửa S-400 Nga để dùng chứ không để dành

Một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định, Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga để sử dụng chứ không phải để dành.

Đây là tuyên bố được ông Ismail Demir, người đứng đầu Ban Thư ký Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ với CNN hôm 16/11 chỉ sau vài ngày diễn ra các cuộc đối thoại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga. (Ảnh: AMN)

Theo ông Demir, không có chuyện các quốc gia mua vũ khí như hệ thống S-400 chỉ để dành dụm cất đi và giới chức Mỹ - Thổ sẽ cố gắng giải quyết những bất đồng giữa hai nước liên quan tới thương vụ Ankara mua S-400 của Nga.

Ông Demir nhấn mạnh thêm, không có bất cứ chuyên gia hay binh sĩ Nga được cho sẽ tới Thổ Nhĩ Kỳ để tham gia vận hành tổ hợp phòng không hiện đại S-400.

Trước đó, vào ngày 13/11, Tổng thống Erdogan và Tổng thống Trump đã tiến hành thảo luận về hàng loạt bất đồng giữa hai bên như việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị Mỹ trừng phạt vì mua S-400. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Thổ cuối cùng đã thống nhất sẽ cùng hợp tác để giải quyết mâu thuẫn.

Dù là hai quốc gia đồng minh trong khối quân sự NATO, song Mỹ nhiều lần lên tiếng đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới thương vụ mua S-400 chiểu theo Đạo luật Chống lại các đối thủ của Mỹ bằng lệnh trừng phạt (CAATSA).

Do Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết không từ bỏ thương vụ mua S-400 của Nga, Nhà Trắng đã ra tuyên bố tạm thời loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất tiêm kích F-35, cũng như dừng chuyển giao các tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 này cho Ankara.

Tuy nhiên, Nga đã hoàn thành chuyển giao lô hệ thống phòng không S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng Bảy năm nay theo bản hợp đồng được hai bên ký kết vào năm 2017, bất chấp Mỹ yêu cầu Ankara từ bỏ thương vụ mua S-400.

Hoạt động chuyển giao lô S-400 thứ hai đã kết thúc vào cuối tháng Chín. Thậm chí, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu cho biết, ông không loại trừ khả năng Ankara sẽ còn đặt mua thêm tổ hợp S-400 của Nga nếu như cần thiết.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S-400 Nga để dùng chứ không để dành thương vụ mua S-400 căng thẳng mỹ thổ nhĩ kỳ NATO mỹ trừng phạt thổ nhĩ kỳ đạo luật CAATSA Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Đang cập nhật dữ liệu !