Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa quan hệ với Nga?
Ông Solmazturk nói thêm, động thái này sẽ khiến Ankara đánh mất cơ hội xây dựng lại quan hệ với Nga, vốn không mấy tốt đẹp kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay chiến đấu của Nga ở Syria vào tháng 11/2015.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) cùng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Recep Erdogan trong một cuộc họp báo vào năm 2014. |
“Việc Thổ Nhĩ Kỳ không tuân theo những nguyên tắc đề ra trong Hiệp ước Bầu trời Tự do cũng đồng nghĩa với việc Nga có quyền đáp trả. Mặt khác, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã mất đi cơ hội bình thường hóa quan hệ, bởi nếu Ankara cho phép máy bay Nga tiến vào không phận của mình, rất có thể quan hệ song phương sẽ được cải thiện phần nào”, Solmazturk cho biết.
Ý kiến của ông cũng nhận được sự tán đồng của ông Aki Er, một tướng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã nghỉ hưu. Ông cho rằng động thái của Ankara cũng cho thấy lòng tin giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã không còn.
“Sự việc lần này cho thấy sự mất lòng tin nghiêm trọng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, và nếu máy bay do thám được phép hoạt động thì tình hình có thể đã khác”, ông Er nói.
Giám sát viên Nga trước đó đã có kế hoạch thực hiện một chuyến bay do thám trên phi cơ An-30B vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời Mở từ ngày 1 đến ngày 5/2. Tuy nhiên, sau khi máy bay đến Thổ Nhĩ Kỳ và lịch trình bay được thông báo cho Ankara, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cản không cho phép máy bay làm nhiệm vụ với lý do có lệnh của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Sergey Ryzhkov, người đứng đầu một trung tâm nghiên cứu của Nga, cho biết hành động của Thổ Nhĩ Kỳ “là một minh chứng điển hình của sự thiếu kiểm soát trong hoạt động quân sự mà một thành viên của Hiệp ước Bầu trời Mở đã gây ra”.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Sputnik, hãng thông tấn mới của Nga khai trương ngày 10/11/2014, có quy mô toàn cầu để cạnh tranh trên thị trường truyền thông thế giới. Sputnik thay thế các dịch vụ truyền thông tiếng nước ngoài của hãng thông tấn RIA Novosti và đài phát thanh Tiếng nói nước Nga.