Sáng 23/4, trên tàu cứu hộ USNS Salvor đang cập cảng Đà Nẵng, đoàn cán bộ quân y của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã có buổi trao đổi nghiệp vụ và học hỏi nhiều kinh nghiệm quý từ các chuyên gia và thợ lặn hàng đầu của Hải quân Mỹ
Các sĩ quan... (Ảnh: HC)
Học hỏi lẫn nhau
Thượng tá Lê Thanh Hùng, Phó Giám đốc Viện Y học hải quân (Quân chủng Hải quân) cho hay, trong đoàn cán bộ Quân chủng Hải quân tham gia buổi huấn luyện có những bác sĩ trực tiếp đào tạo thợ lặn, các bác sĩ tham gia quản lý về công tác đào tạo, huấn luyện sinh lý lặn, và cũng có các bác sĩ tham gia điều trị các bệnh lý về giảm áp thường hay xảy ra ở các thợ lặn sau khi lặn sâu dưới nước...
và chuyên gia trên tàu cứu hộ USNS Salvor truyền đạt kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển chọn, đào tạo thợ lặn cho các bác sĩ quân y Hải quân Việt Nam
Sĩ quan người Mỹ gốc Lào Phanthavong, kíp trưởng kíp thợ lặn gồm 5 người trên tàu cứu hộ USNS Salvor cho hay: "Nội dung chính của buổi trao đổi sáng nay, chúng tôi trình bày tiến trình để từ một người bình thường muốn gia nhập và trở thành thợ lặn chuyên nghiệp của Hải quân Mỹ sẽ như thế nào? Những công việc nào họ phải trải qua, những bài thi nào họ cần phải đạt?...".
Sĩ quan Phanthavong, kíp trưởng kíp thợ lặn tàu USNS Salvor trao đổi với các thành viên đoàn Việt Nam về việc xử lý các tình huống cụ thể khi thợ lặn gặp tai biến
"Trong buổi học, ông thấy các thành viên của đoàn Việt Nam quan tâm những vấn đề gì nhất?" - chúng tôi đặt câu hỏi. Sĩ quan Phanthavong cho hay, các bác sĩ quân y Việt Nam chủ yếu hỏi về nghiệp vụ chẩn đoán, thuốc men, các biện pháp thăm khám và cấp cứu đối với những thợ lặn sau khi lặn sâu từ dưới biển lên và gặp các vấn đề về sức khoẻ...
Sau buổi trao đổi lý thuyết, đoàn cán bộ quân y Hải quân Việt Nam tiếp tục được xem trình diễn và hướng dẫn sử dụng, vận hành máy giảm áp
"Thực ra tôi nghĩ rằng các bác sĩ quân y Việt Nam cũng là những người đã khá chuyên nghiệp, có những kiến thức rất cơ bản về nghề nghiệp. Cho nên đây chỉ là dịp mà chúng tôi trao đổi thông tin, trình diễn một số biện pháp nghiệp vụ và học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ đơn thuần là chúng tôi huấn luyện cho họ" - Sĩ quan Phanthavong nói.
Kíp thợ lặn của tàu USNS Salvor sẵn sàng vào cuộc
Thượng tá Lê Thanh Hùng cho biết thêm hôm nay là ngày thứ hai diễn ra hoạt động trao đổi giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam với Hải quân Mỹ. Hôm qua hai bên đã trao đổi các kinh nghiệm trong huấn luyện thợ lặn. Sáng nay họ tiếp tục tập trung trao đổi về các tai biến thường gặp trong hoạt động lặn.
Tình huống đặt ra là sau khi lên bờ thì có một thợ lặn bất tỉnh do bị giảm áp. Sau khi tiến hành sơ cứu...
"Các chuyên gia lặn hàng đầu của Hải quân Mỹ đã trực tiếp trao đổi với chúng tôi rất nhiều kinh nghiệm quý. Ngoài ra, trên tàu cứu hộ Salvor có trang bị buồng giảm áp, chúng tôi đã được tiếp cận và được phía bạn hướng dẫn rất cụ thể quy trình vận hành, sử dụng các thiết bị liên quan" - Thượng tá Lê Thanh Hùng nói.
"nạn nhân" được đưa ngay vào buồng giảm áp
Vận hành buồng giảm áp
Sau khi trao đổi về lý thuyết, đoàn cán bộ quân y của Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam đã được sĩ quan Phanthavong và kíp thợ lặn của anh trình diễn các bước xử lý và hướng dẫn cách sử dụng, vận hành buồng giảm áp để cấp cứu thợ lặn thông qua một tình huống giả định là có một thợ lặn sau khi trở lên bờ thì gặp tai biến và bất tỉnh.
Các bác sĩ quân y Hải quân Việt Nam theo dõi tình hình của "nạn nhân" trong buồng giảm áp qua cửa "tò vò" nhỏ xíu
Theo Thượng tá Nguyễn Trọng Tuyền, Phó Chủ nhiệm khoa Thần kinh (Bệnh viện Quân y 87 của Quân chủng Hải quân), đó gọi là bệnh giảm áp, do thợ lặn ngoi lên mặt nước quá nhanh, áp lực môi trường thấp, khí Nitơ bão hoà trong máu ở áp lực cao chưa thoát ra ngoài được, trở thành bọt khí khiến thợ lặn bất tỉnh, có thể gây liệt hoặc nhiều triệu chứng khác. Trong trường hợp này nạn nhân bị bất tỉnh, nghĩa là rất nặng, phải được cấp cứu khẩn cấp và đưa vào buồng giảm áp.
Bên trong, nạn nhân được đeo các thiết bị chuyên dùng,
kiểm tra mạch,
và tiến hành hô hấp...
"Sau khi đưa vào buồng này, trước hết người ta thực hiện việc tái tăng áp. Hải quân Mỹ có 5 phác đồ tái tăng áp thông dụng. Trong trường hợp này thì người ta chỉ nén ở 60 feet (tương đương độ sâu 20m nước) là một phác đồ khá thông thường. Sau khi quan sát thấy nạn nhân hồi phục rồi thì người ta giảm áp theo quy trình, từ từ hạ xuống áp suất không khí thông thường và đưa nạn nhân ra ngoài" - Thượng tá Nguyễn Trọng Tuyền nói.
Bên ngoài, các bác sĩ quân y Hải quân Việt Nam theo dõi các chuyên gia vận hành máy giảm áp
Đồng thời ông nhận xét: "Buồng giảm áp trên tàu này ít nơi có lắm. Về cơ bản thì cách làm cũng như nhau, nhưng máy móc của mình không thể hiện đại bằng và tính chuyên nghiệp của mình cũng không thể sánh với họ. Họ làm rất chuyên nghiệp, thao tác của họ rất lành nghề. Cái chính ở đây là mình muốn xem khi gặp những tình huống cấp cứu nạn nhân như kể trên thì họ tiến hành các bước làm ra sao để rút kinh nghiệm cho mình".
Bên trong...
và bên ngoài sử dụng máy bộ đàm để thông báo cho nhau tình hình của "nạn nhân"
Rút được nhiều kinh nghiệm thực tiễn
Về phần mình, qua hai ngày tham gia các hoạt động trao đổi, Thượng tá Lê Thanh Hùng nêu rõ: "Chúng tôi nhận thấy phía bạn rất nhiệt tình, thân thiện và đoàn chúng tôi cũng thu được nhiều kinh nghiệm quý, đặc biệt là trong vấn đề huấn luyện sinh lý lặn với các lĩnh vực cụ thể như tiêu chuẩn lựa chọn thợ lặn, các kinh nghiệm trong sàng lọc y tế và các quy trình trong huấn luyện thợ lặn. Có thể nói phía Hoa Kỳ áp dụng quy trình sàng lọc y tế và lựa chọn thợ lặn rất bài bản, thể hiện tính chuyên nghiệp rất cao".
Sau khi các thông số kỹ thuật cho phép...
"Qua đó phía Việt Nam rút tỉa được những kinh nghiệm thực tiễn như thế nào, thưa ông?" - Thượng tá Lê Thanh Hùng trả lời: "Các kinh nghiệm mà chúng tôi thu được rất quý báu và có nhiều cái có thể ứng dụng trong thực tiễn của mình rất tốt. Tất nhiên mỗi nước đều có đặc điểm riêng, ví dụ như các tiêu chí lựa chọn của họ cao hơn của ta. Nhưng có một số cái chúng ta có thể ứng dụng được. Chẳng hạn các quy trình khám tuyển, sàng lọc y tế của họ rất tỉ mỉ. Từ đó chúng ta có thể cải tiến cách khám tuyển, lựa chọn thợ lặn của ta theo hướng kỹ hơn".
"nạn nhân" được hồi phục và trở ra ngoài
Điều đáng tiếc nhất, theo Thượng tá Lê Thanh Hùng là: "Chúng tôi rất muốn có một buổi trình diễn lặn thực tế. Phía bạn cũng tỏ ý rất muốn có một buổi như thế. Hai bên đều đã chuẩn bị các thợ lặn chuyên nghiệp rồi. Phía ta có hai thợ lặn được đào tạo tại Ấn Độ, cũng khá chuyên nghiệp. Chúng tôi rất hy vọng được cùng trình diễn lặn với nhau nhưng vì một vài lý do khách quan nên có lẽ chương trình đó chưa chắc đã được thực hiện".
Sĩ quan Phanthavong trao đổi với Thượng tá Nguyễn Trọng Tuyền sau khi buổi trình diễn kết thúc
Còn các thành viên trong đoàn Việt Nam thì kiểm tra lại các hình ảnh mà mình vừa ghi nhận được qua buổi trình diễn này
Xem thêm: Toàn cảnh chuyến thăm Đà Nẵng của tàu khu trục Mỹ
Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.
Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.
Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.
Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.
Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD
Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.