Thiếu iốt gây đần độn nhưng nói mãi vẫn thiếu
Bệnh bướu cổ do thiếu iốt |
Bệnh do thiếu iốt
Hậu quả do thiếu iốt đã được cơ quan y tế khuyến cáo dù chỉ là một vi chất nhưng nó lại gây ra xảy thai, đẻ non, đần độn, thiểu năng trí tuệ và bướu cổ.
Bà Đinh Thị Thu Thủy, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, nghiên cứu của Bộ Y tế cho biết việc thiếu vi chất dinh dưỡng cụ thể là iốt không biểu hiện nhanh chóng ra ngoài mà diễn tiến bệnh âm thầm, dần bào mòn sự phát triển trí tuệ và sự tăng trưởng của con người. Trong đó đối tượng bị tác động mạnh nhất chính là phụ nữ và trẻ em và các tổn thương gây ra như đần độn, thiểu năng trí tuệ không thể nào chữa được.
TS Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc BV Nội Tiết Trung ương cho biết, bướu cổ, đần độn là do tình trạng thiếu iốt. Hàng ngày cơ thể cần từ 150 – 200mcg iốt, nguồn gốc từ thức ăn, nước uống, không khí… Nếu sống ở vùng thiếu iốt, nguồn nước, các loại động thực vật sống ở đó cũng thiếu iốt. Hậu quả là cơ thể không nhận đủ lượng iốt cần thiết.
TS Dương cho biết, theo điều tra, nhu cầu iốt hiện nay chỉ đáp ứng được 25 – 30%. Đặc biệt, các con số điều tra mới nhất của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8 – 10 tuổi là 9,8%.
Theo tiêu chuẩn của WHO, độ bao phủ sử dụng iốt trên 90% dân số và tỷ lệ bướu cổ ở trẻ 8-10 tuổi là 5% và Việt Nam đã thành công vào năm 2005. Tuy nhiên sau này, nhà nước không đầu tư kinh phí miễn phí sản xuất muối iốt và không yêu cầu bắt buộc, dần dẫn đến nguy cơ thiếu iốt như hiện nay. Đến năm 2014, tất cả chỉ số theo tiêu chuẩn của WHO đều báo động, với tỷ lệ bao phủ chỉ đạt 69% dân số, một số tỉnh thậm chí dưới 50%, tỷ lệ bướu cổ ở trẻ từ 8-10 tuổi tăng .. Dẫn đến việc phòng tránh bệnh tật khó khăn cho ngành y tế.
Trước tình hình thực tiễn hiếu hụt iốt tại Việt Nam, Bộ Y tế đã tham mưu để Chính phủ ban hành Nghị định số 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Mặc dù có quy định lộ trình 1 năm để các doanh nghiệp thực hiện các quy định về việc bổ sung iốt vào muối ăn và muối dùng để chế biến thực phẩm, tuy nhiên đến thời điểm này, tính thực thi của Nghị định vẫn dậm chân tại chỗ.
Có nên cho iốt vào nước mắm?
Theo ông Phạm Quang Tùng, Cục Kinh tế hợp tác, Bộ NN&PTNT cho biết, qua kiểm tra, khảo sát, hiện các cơ sở chế biến muối đã cơ bản thực hiện quy định bổ sung iốt; tuy nhiên với các đơn vị chế biến nước mắm thì chưa đơn vị nào thực hiện việc này. “Cũng có nhiều nguyên nhân được các doanh nghiệp sản xuất nước mắm đưa ra như việc lo ngại biến đổi mùi, vị, màu sắc… khi đưa chất iốt vào nước mắm”.
Về phía doanh nghiệp, theo ông Phạm Văn Nhã, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cát Hải cho rằng, hiện Việt Nam chưa có đề tài nào chứng minh việc đưa iốt vào sản xuất nước mắm có ảnh hưởng gì không, bởi trên thực tế ngay trong cá biển cũng có thành phần iốt.
Ông Nhã đặt câu hỏi vậy liệu có cần thiết bổ sung thêm không? Bài học thực tế của quá của những năm 90 khi đơn vị thực hiện theo chủ trương bổ sung vi chất sắt vào nước mắm. Hậu quả để lại là gánh nặng kinh tế với doanh nghiệp vì sắt gây nên độ tanh cho nước mắm, khiến sản phẩm không thể lưu thông được trên thị trường.
Ông Nhữ Đình Ngọc, nước mắm Thanh Hà, Phú Quốc cũng cho hay: “Đơn vị rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” trước việc bắt buộc dùng iốt trong sản phẩm nước mắm. Bởi một số khách hàng nước ngoài không chấp nhận sản phẩm có iốt như Nhật.
Các chuyên gia y tế thì cho rằng iốt bắt buộc phải cho vào muối, nước mắm vì đây là thứ gia vị mà không ai quên được trong sinh hoạt hàng ngày. Trong tình trạng gia tăng thiếu iốt và gáng nặng bệnh tật, doanh nghiệp xin thêm thời gian vì vậy để lắp đầy 90% dân số Việt sử dụng đủ i ốt còn rất xa.