Thiệt hại gần 10.000 tỷ đồng do thiên tai đầu năm 2016

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, thiệt hại do thiên tai trong những tháng đầu năm 2016 còn nặng nề hơn thiệt hại trong cả năm 2015.

Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết, thiên tai trên thế giới năm 2015 diễn biến bất thường và cực đoan gây hậu quả nặng nề.

Trong đó, các cơn bão hình thành ở vùng biển ngoài khơi Philippin đều đạt cấp siêu bão; mưa lũ trên diện rộng tại Myanmar làm 46 người chết, 12.000 ngôi nhà bị ngập; động đất ở Nepan làm 6.840 người chết; nắng nóng ở Ấn Độ làm 2.500 người chết; mưa lũ lớn ở Nhật Bản gây vỡ 02 hệ thống đê tại tỉnh Ibaraki và Tochigi làm hơn 20 người chết, mất tích, 170.000 người phải sơ tán,...

Thiệt hại gần 10.000 tỷ đồng do thiên tai đầu năm 2016 - ảnh 1

Ảnh minh họa

Ở trong nước, thiên tai xảy ra ít hơn về số lượng tuy nhiên cường độ tác động một số đợt lại ở mức cao kỷ lục. Cụ thể, có 5 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động ở Biển Đông; Nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao kéo dài kỷ lục (60 năm) xảy ra trên diện rộng từ Bắc Bộ đến các tỉnh Nam Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán đã xảy ra trên cả nước và kéo dài từ cuối năm 2015 đến đầu 2016, đặc biệt nghiêm trọng ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ; mưa đặc biệt lớn tại Quảng Ninh kéo dài trong 10 ngày (từ 25/7 đến 5/8/2015) với tổng lượng mưa đạt trên 1.500mm tại Cửa Ông (lớn nhất trong 50 năm trở lại đây).

Sạt lở đất, bờ sông, bờ biển xảy ra ở nhiều nơi; xâm nhập mặn xảy ra sớm hơn cùng thời kỳ gần 2 tháng và lấn sâu vào đất liền có nơi tới trên 90km, tình trạng cạn kiệt nguồn nước các dòng sông trên cả nước ngày càng phổ biến gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Tổng hợp báo cáo từ các địa phương, trong năm 2015, thiên tai đã làm 154 người chết (94 người do lũ, mưa lũ sau bão, lũ quét và sạt lở đất; 60 người chết do lốc, sét; thiệt hại giảm 72 người so với trung bình 05 năm gần đây), 127 người bị thương,  1.242 nhà bị đổ, sập, trôi; 35.233 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái; 445.110 ha diện tích lúa và hoa màu bị thiệt hại; hàng triệu mét khối đất đá giao thông, thủy lợi bị sạt lở, bồi lấp, 182km bờ sông, bờ biển bị sạt lở, 36 phương tiện khai thác thủy sản bị thiệt hại,....

Tổng thiệt hại khoảng 8.114 tỷ đồng, trong đó chủ yếu tập trung vào thiệt hại cây trồng nông nghiệp (lúa, hoa màu, cây lâu năm), sạt lở đường giao thông, thủy lợi, hệ thống cung cấp điện, viễn thông, hầm mỏ,...

Từ đầu năm 2016, thiên tai đã làm 11 người chết, 41 người bị thương; 475.580 hộ dân bị thiếu nước; 290.368 ha lúa, hoa màu và 161.365 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị thiệt hại; 19.804 con gia súc và 44.272 gia cầm bị chết; 7.145 ha thủy sản bị thiệt hại.

Tổng thiệt hại khoảng 9.735 tỷ đồng (thiệt hại do rét đậm, rét hại là 700 tỷ đồng, thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn là 8.906 tỷ đồng, thiệt hại do dông, lốc, sét, mưa đá là 129 tỷ đồng).

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác phòng chống thiên tai, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng công tác dự báo vẫn còn nhiều bất cập với phòng chống thiên tai. Công tác thông tin tuyên truyền cho doanh nghiệp người dân để chủ động tự giác phòng ngừa, phòng chống thiên tai vẫn còn hạn chế.

Ngoài ra, thiếu các giải pháp căn cơ, bài bài ứng phó với thiên tai xảy ra; Xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với ứng phó thiên tai, sự cố vẫn chưa được coi trọng; Xây dựng công trình phòng tránh bão lũ cho dân nghèo ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ, bão vẫn chưa được quan tâm….

Theo dự báo tình hình thời tiết từ nay đến cuối năm sẽ khó lường. Để hạn chế những thiệt hại do thiên tai gây ra, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ ngành, địa phương phải triển khai nghiêm các chỉ thị của Chính phủ.

Chủ động di dời các hộ dân ở nơi dễ xảy ra thiên tai bất thường. Nếu không làm kịp thì phải sơ tán dân trước khi xảy ra, bảo đảm tính mạng cho người dân.

Kiểm tra chặt chẽ các cơ sở công nghiệp xả thải ra mồi trường: cả về khí, nước…có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, các địa phương phải chủ động kiểm tra hồ đập, các công trình phòng chống thiên tai…

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng nhấn mạnh: “Rõ ràng những thách thức với chúng ta đang ngày càng gia tăng có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu, chúng ta phải tích cực hơn nữa trong công tác chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống thiên tai”.

Diệu Thùy

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !