Sơn nano của người Việt và hành trình vươn ra biển lớn

 Dù có rất nhiều ưu điểm nhưng thị trường hiện nay vẫn còn đang khá mơ hồ về công nghệ sơn nano, bất chấp việc loại sơn này đã vươn ra khỏi mảnh đất hình chữ S.

Sơn là ngành công nghiệp đóng vai trò thiết yếu đối với cuộc sống thường ngày. Nhờ lớp sơn bảo vệ, các thiết bị gia dụng, đồ đạc, công trình được bảo vệ lâu hơn với thời gian. Chẳng hạn như sơn chống rỉ sét ăn mòn đối với tàu thủy, máy tính, smartphone hay các loại sơn phản nhiệt, chống tia UV, nấm mốc, vi khuẩn trên các tòa nhà, trung tâm thương mại.

Cùng với công cuộc đổi mới, sơn đã có những bước phát triển nhảy vọt ở Việt Nam với nhiều công nghệ tiên tiến như phun sơn tĩnh điện, nano, gốc nước, nhúng carbon. Trong đó, công nghệ sơn nano làm từ vỏ trấu được xem là sản phẩm sáng chế độc đáo của nhà khoa học Việt, nhưng hiện vẫn chưa được biết đến rộng rãi ở nước ta.

Hành trình làm sơn từ... vỏ trấu

Ít ai biết rằng, sơn nano làm từ vỏ trấu là công nghệ do PGS.TS Nguyễn Thị Hòe nghiên cứu chế tạo. Đây là kết quả của một cuộc đời đam mê nghiên cứu khoa học bất tận, bắt nguồn từ khát khao được cống hiến hết mình cho nước nhà của một vị tiến sĩ nay đã ngoài 70 tuổi.

Sinh ra trong một gia đình nghèo ở Nghệ An, PGS.TS Nguyễn Thị Hòe trở thành sinh viên ĐH Bách Khoa khi đã ‘một nách ba con’. Bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời bà là chuyển về ĐH Bách Khoa TP.HCM năm 1986 để tiếp tục các đề tài nghiên cứu.

Với đề tài nghiên cứu về sơn chống thấm cùng nhiều thành tựu trong lĩnh vực sơn, năm 1993, PGS.TS Nguyễn Thị Hòe được trao tặng giải thưởng Kovalevskaya. Cái tên công ty Kova cũng ra đời từ đây, theo tên gọi tắt của giải thưởng này.

{keywords}
PGS.TS Nguyễn Thị Hòe chụp cùng các nhà khoa học Mỹ ở phòng thí nghiệm của trường ĐH Bách khoa TP.HCM

Năm 2000, bà ký hợp đồng với Mỹ hợp tác nghiên cứu công nghệ sơn mới trong vòng 2 tháng. Để có lộ phí, bà đã phải gom góp bán cả xe máy duy nhất với hành trang vỏn vẹn 500 USD cùng một vali 25kg toàn gạch ngói, đất đá và... mì tôm. Đây chính là câu chuyện truyền cảm hứng từng được lan truyền mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy ở ngành Hóa tại ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Bách Khoa TP.HCM, ĐH Cần Thơ, PGS.TS Nguyễn Thị Hòe chưa khi nào ngơi nghỉ việc nghiên cứu dù rất bận rộn trong việc kinh doanh.

Năm 2013, bà chính thức công bố sản phẩm sơn nano làm từ vỏ trấu đầu tiên trên thế giới, một sự kiện mang tính bước ngoặt với ngành sơn nước nhà. Trước đấy, sơn nano phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu vô cùng tốn kém, quy trình sản xuất lại phức tạp nên giá thành tương đối cao.

Sơn nano vỏ trấu là gì?

Sản phẩm silicate nano tách ra từ trấu được dùng để tổng hợp colloidal, là một chất kết dính, bóng, bền với ánh sáng, tia cực tím, kháng nước, chống nóng, chống cháy với độ cứng tuyệt vời. Colloidal là sự phân tán của các hạt nano SiO2 (Nano Silica) trong chất lỏng, các hạt này có kích thước từ 5-120nm, dày đặc, không xốp.

Bằng việc biến tính colloidal để ứng dụng vào lĩnh vực chất phủ, các sản phẩm nano đi từ vỏ trấu do đó có chất lượng còn cao hơn so với đi từ vật liệu khác. Đây cũng là nguyên liệu chính trong việc sản xuất sơn nano, vốn chiếm tỷ trọng từ 2-50% tùy vào chất lượng.

Để dễ hình dung, vỏ trấu chiếm 20% thành phần của một hạt lúa được người nông dân đốt bừa bãi, làm phân bón mà thành phần của nó có tới 9,5-10% SiO2, nghĩa là cứ 10kg vỏ trấu sản xuất được 1kg colloidal. Hiện 10kg vỏ trấu có giá bán lẻ trên thị trường dao động từ 70.000-150.000đ, trong khi colloidal điều chế từ hóa chất có giá từ 22 USD/1 lọ 300ml, tùy nồng độ, theo tìm hiểu của Infonet.

{keywords}
Kiểm tra tính chống cháy của sơn nano Kova trong phòng thí nghiệm

Với những đặc tính vượt trội như hàm lượng VOC (hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) gần bằng 0, chống cháy, bảo vệ sức nóng lên đến 1.000 độ C trong 6 giờ, chống ăn mòn, tự làm sạch giống hiệu ứng lá sen, chịu mài mòn, sơn nano làm từ vỏ trấu có thể dùng làm lớp sơn ngoài cho chất nền vô cơ và hữu cơ.

Đặc biệt, sơn nano làm từ vỏ trấu còn có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ môi trường, làm giảm sự nóng lên toàn cầu do ít sử dụng nguồn nguyên liệu hữu cơ như dầu mỏ. Nó cũng không sử dụng chì, không thủy ngân, vì vậy không có mùi hôi và không gây độc hại cho người sơn cũng như người sử dụng.

Khẳng định tên tuổi ở nước ngoài

Dù thành công trong việc nghiên cứu và ứng dụng sơn nano làm từ vỏ trấu, tên tuổi của Kova lại được biết đến rộng rãi ở nước ngoài. Năm 1998, PGS.TS Nguyễn Thị Hòe đem sản phẩm của mình tấn công thị trường Singapore.

Nhưng phải sau nhiều năm vật lộn, thậm chí cho đối tác dùng thử chưa lấy tiền, Kova mới bắt đầu tạo được dấu ấn đầu tiên ở dự án Trung tâm Thương mại Vivo City vào năm 2009. Đến nay, sơn của Kova đã có mặt ở hầu khắp các công trình địa phương của Singapore, từ sân bay, bệnh viện, trường học đến những dự án quy mô tầm cỡ như tàu điện ngầm MRT, bệnh viện tỷ đô Ng Teng Fong…

Từ bước đệm ở đảo quốc sư tử, Kova của PGS.TS Nguyễn Thị Hòe bắt đầu gặt hái được thành công ở các thị trường trong khu vực, vốn có cùng điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng ẩm như Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Từ đây, Kova tiếp tục đẩy mạnh công cuộc tấn công vào thị trường châu Âu với các dòng sản phẩm như sơn chống thấm, sơn đá nghệ thuật, sơn kháng khuẩn, sơn chống cháy, sơn chống đạn…

{keywords}
Nhà máy lớn nhất của Kova ở Nhơn Trạch, Đồng Nai

Đặc tính chống cháy là một điểm vô cùng quan trọng, bởi các loại sơn chống cháy hiện nay có thời gian chống cháy còn khá hạn chế hoặc có gốc dầu nên khi cháy dễ gây ra khí độc hại. Mà khói và khí độc mới chính là thủ phạm gây ra chết người trong các vụ cháy.

Còn với sơn chống đạn, đây là một câu chuyện cũng hết sức tình cờ trong một lần PGS.TS Nguyễn Thị Hòe vào thăm Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA). Khi đó, bà được người ta hỏi có làm được loại sơn vào tên lửa mà đạn bắn không thủng không. Dù ngại ngùng khi trả lời không làm được, bà đã bắt tay ngay vào nghiên cứu và sau một thập kỷ đã trình làng sản phẩm sơn nano chống đạn trên vải.

Thông thường áo chống đạn dùng từ 20-40 lớp vải Kevlar, khiến áo rất dày, nặng và đắt. Với công nghệ sơn nano, kết quả viên đạn súng lục không xuyên qua 6 lớp vải Kevlar khi có sơn chống đạn ở cự ly 2m. Ở cùng cự ly, đạn có thể xuyên qua 12 lớp áo không sơn chống đạn. Công nghệ hiện đã đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ.

Và con đường thâm nhập thị trường Việt Nam

Dù đã ra thị trường từ lâu, sơn nano của Kova vẫn là khái niệm còn xa lạ với người dùng cuối. Lý do là các đại lý bán sơn chỉ tư vấn cho khách hàng sử dụng loại sơn có chiết khấu cao chứ ít quan tâm đến chất lượng và uy tín của nhà sản xuất. Các khách hàng ở phân khúc bình dân cũng là thị trường mà các hãng sơn nội như Kova hướng đến, dù phân khúc này hiện chỉ chiếm 15% thị trường.

Thống kê năm 2019 cho thấy có khoảng 600 doanh nghiệp sơn đang hoạt động ở Việt Nam nhưng 65% thị trường lại bị chiếm lĩnh bởi các doanh nghiệp nước ngoài. Tổng giá trị thị trường là 1,93 tỷ USD năm 2017 và kỳ vọng đạt 3 tỷ USD vào năm 2022, theo Hiệp hội Sơn Mực in Việt Nam.

Bất lợi nữa của ngành sơn là phải nhập khẩu đến 70% nguyên liệu và nhập hơn 85% máy móc, thiết bị trong khi chi phí nguyên liệu lại chiếm đến 60-70% giá thành sản phẩm, theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương).

Do đó, các thương hiệu ngoại dễ dàng quảng bá, quảng cáo chiếm sóng trên truyền hình, từ đó khắc sâu vào tâm trí người dùng bằng những slogan như ‘4 Oranges Mykolor Không chỉ 1040 màu sơn’, ‘Dulux Weathershield Bảo vệ tối ưu bất kể thời tiết’, ‘Jotun Cho kiệt tác kiến trúc và những ngôi nhà đẹp’, ‘Nippon Sơn đâu cũng đẹp’.

Trong khi đó, các thương hiệu Việt phải vật lộn với thị trường ngách bằng cách cho ra đời những sản phẩm mang tính đột phá như sơn nano chống cháy của Kova, sơn cao cấp Unilic Gold của Tison, sơn ngoại thất siêu bóng của Đồng Tâm, sơn đá Hòa Bình… Thậm chí đến Petrolimex cũng nhảy vào thị trường sơn với nhà máy đặt ở Bình Dương.

Có thể thấy dù còn nhiều khó khăn nhưng Kova nói riêng và sơn nội nói chung đang từng bước vượt khó, thể hiện khả năng sáng tạo của người Việt. Tuy nhiên, vẫn cần có những cơ chế đặc thù để bảo hộ hàng Việt Nam chất lượng cao, từ đó tạo tiền đề để sơn Việt thâm nhập sâu hơn nữa thị trường nội địa đến tay người tiêu dùng, đánh bật sơn ngoại.

Hữu Phương

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !