Công bố nghiên cứu toàn cảnh phản ứng của Việt Nam trước đại dịch

Các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Tiên tiến, ĐH Phenikaa đưa ra ý tưởng cải tiến bộ đồ bảo hộ cho nhân viên y tế nhằm khắc phục những bất tiện khi mặc bộ đồ bảo hộ liền thân liên tục trong thời gian dài.

Ngày 7/4 vừa qua, nghiên cứu Policy Response, Social Media and Science Journalism for the Sustainability of the Public Health System Amid the COVID-19 Outbreak: The Vietnam Lessons (Phản ứng chính sách, mạng xã hội, và báo chí khoa học phục vụ sự bền vững của hệ thống y tế giữa đại dịch COVID-19: Các bài học từ Việt Nam) của Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Liên ngành (ISR) thuộc trường Đại học Phenikaa vừa được công bố trên tạp chí Sustainability (IF 2,592; CiteScore 3,01; H-Index 53).

Nghiên cứu tập trung phân tích các phản ứng của Chính phủ, phương tiện truyền thông xã hội và báo chí khoa học tại Việt Nam kể từ khi các thông tin về dịch viêm phổi lạ tại Trung Quốc xuất hiện cho đến nay.

Một công cụ thu thập dữ liệu web do A.I. for Social Data Lab (AISDL) thiết kế và phát triển đã được sử dụng để rà soát và tổ chức các thông tin liên quan đến COVID-19 từ các trang truyền thông chính thức trong khoảng thời gian từ đầu tháng 1/2020 đến ngày 4/4/2020.

{keywords}
Sản phẩm dung dịch rửa tay do Trường Đại học Phenikaa nghiên cứu.

Dựa trên 14.952 tin tức thu thập được, nhóm tác giả cho thấy tại sao Việt Nam có thể ứng phó với Covid-19 hiệu quả dù là một quốc gia có nguy cơ lây nhiễm cao do vị trí địa lý và mối quan hệ sát với Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên.

Ngay từ rất sớm vào đầu tháng Một, khi căn bệnh viêm phổi lạ lây lan tại Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các chỉ thị để ứng phó với dịch bệnh. Theo nghiên cứu, có lẽ ký ức từng đối mặt với các đại dịch lớn trước đây như SARS năm 2003 đã giúp Việt Nam cẩn trọng với COVID-19.

Điều này được thể hiện khi các đơn vị truyền thông cũng bám sát và đưa tin liên tục về dịch: kể từ ngày 9/1 đến 15/3, trung bình 127 tin tức về dịch bệnh được đăng tải hàng ngày trên 13 trang báo lớn tại Việt Nam. Nỗ lực ứng phó kịp thời này được củng cố sức mạnh nhờ các nhà khoa học Việt Nam liên tục đưa ra các phân tích, đánh giá tình hình trên truyền thông, tạo ra nguồn thông tin tin cậy trên mạng xã hội.

Giai đoạn sau này, sự quyết liệt tiếp tục được duy trì nhờ các chính sách cách ly, giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, một số bài báo khoa học về các ca bệnh đầu tiên từ Việt Nam cũng tiếp tục mang lại các thông tin quan trọng. Tính tới thời điểm đăng bài, nhóm tác giả tìm thấy 4 bài báo khoa học liên quan đến COVID-19 từ Việt Nam, trong đó 1 bài công bố rất sớm vào ngày 28/1, chỉ khoảng 5 ngày sau ca đầu tiên. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ hơn 20 viện nghiên cứu và trường đại học cũng tham gia đóng góp, sáng chế kịp thời nước rửa tay sát khuẩn, buồng khử khuẩn, để phục vụ cộng đồng.

Chỉ khoảng 36 giờ sau khi xuất bản, bài nghiên cứu đã có hơn 2.000 lượt truy cập, và 500 lượt download. Hiện nó đang đứng đầu danh sách được đọc nhiều của tạp chí Sustainability.

Với thời gian hạn chế - bắt đầu triển khai từ giữa tháng 3, sau 1 tuần có bản thảo đầu tiên và sau 2 tuần nữa có bản thảo hoàn chỉnh - nhóm nghiên cứu đã rất nỗ lực để đóng góp một trong những nghiên cứu xã hội sớm nhất về COVID-19 từ Việt Nam. Trong lời đề tựa của bài, nhóm nghiên cứu chia sẻ:

“Chúng tôi xin dành tặng công trình nghiên cứu này cho Tổ Quốc của mình, đất nước Việt Nam, cho Chính phủ, và cho người dân Việt, vì tất cả những điều dân tộc chúng ta đã chung tay cùng làm trong cuộc chiến chống COVID-19. Chúng tôi xin bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này, và xin gửi sự trân trọng đến các bác sỹ và nhân viên y tế, những người dũng cảm xả thân giúp đỡ các bệnh nhân. Chúng tôi mong rằng giai đoạn khó khăn này cho tất cả chúng ta sẽ sớm qua.”

Đặc biệt, ngày 8/4, trang nghiên cứu kinh tế và chính sách nổi tiếng thế giới Project Syndicate đã đăng bài quan điểm (Op Ed) Vietnam’s Low-Cost COVID-19 Strategy của tác giả Hong Kong Nguyen với tiêu điểm là nghiên cứu COVID-19 của Trung tâm ISR, tức chỉ một ngày sau khi nghiên cứu được xuất bản trên Sustainability. Bài quan điểm cũng lên tiếng về sự hiệu quả của Việt Nam trong kiểm soát dịch bệnh nhờ các chính sách can thiệp sớm, và việc truyền thông rõ ràng tới công chúng.

Cũng liên quan đến những nghiên cứu tại Trường Đại học Phenikaa, các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Tiên tiến, ĐH Phenikaa đưa ra ý tưởng cải tiến bộ đồ bảo hộ cho nhân viên y tế nhằm khắc phục những bất tiện khi mặc bộ đồ bảo hộ liền thân liên tục trong thời gian dài.

Trong quá trình tham gia chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19, các y bác sĩ thường phải mặc đồ bảo hộ từ đầu đến chân để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm chéo. Trong 1 ca trực kéo dài khoảng 12 tiếng, nhân viên y tế phải hạn chế tối đa việc cởi bỏ trang phục, thậm chí là hạn chế đi vệ sinh do việc này khá gây mất thời gian.

Từ thực tế này, TS Trương Thanh Tùng và các cộng sự tại Viện nghiên cứu tiên tiến thuộc Trường đại học Phenikaa đã đưa ra ý tưởng cải tiến để giải quyết đồng thời 2 vấn đề: cấp nước, chất điện giải cho người mặc đồ bảo hộ và giúp họ đi vệ sinh dễ dàng, thuận tiện.

Theo đó, để người sử dụng dễ dàng uống nước, bộ đồ bảo hộ liền thân được bổ sung phần cung cấp nước cho người mặc bằng cách dán thêm túi chứa nước ở phía trong 2 vạt áo, mỗi bên chứa 1 loại nước khác nhau: nước lọc và nước điện giải, kèm theo ống dẫn cùng van 1 chiều để đưa nước, chất điện giải… lên miệng.

{keywords}
Bộ đồ bảo hộ của Viện Nghiên cứu tiên tiến.

“Van 1 chiều sẽ hạn chế nước đã vào khoang miệng bị chảy ngược xuống túi làm mất vệ sinh và dễ hỏng trong điều kiện phải trong thời gian dài” – TS Tùng giải thích.

Để cải tiến giúp người mặc đi vệ sinh dễ dàng hơn, TS Tùng cho biết, mấu chốt của việc này là khoét lỗ của bộ đồ liền thân. Theo đó, nhóm tiến hành dự kiến thiết kế thêm “nắp chụp” và đưa thêm phần ‘váy quây’ bổ trợ bên ngoài giúp bảo vệ phần cơ thể bên trong cho người mặc.

“Phần 'váy quây' sẽ có nhiều lớp, (từ 3 đến 5), tùy thuộc vào nhu cầu đi vệ sinh (số lần đi). Sau mỗi lần đi vệ sinh, một lớp sẽ được bóc tách và loại bỏ, chỉ để lại lớp sạch bên trong. Do có nhiều lớp nên tiêu chuẩn cho lớp bổ trợ này không cần quá cao, có thể sử dụng nylon màu mà vẫn đảm bảo an toàn chống lây nhiễm. Phần trên và dưới lớp sử dụng viền cao su bó thích hợp, giúp bộ quần áo không hở ra môi trường. Đặc biệt, mỗi lớp 'váy quây' được cố định bằng các sợi dây, có tác dụng cầm để kéo lớp 'váy quây' xuống và lên. Ngoài ra, chúng tôi cũng tính đến việc sử dụng một loại dung dịch loại khuẩn để phun vào bề mặt giữa các lớp nhằm loại bỏ virus, vi khuẩn, tăng khả cường khả năng bảo vệ hơn” – TS Tùng cho biết.

Hiện, những cải tiến này đang ở dạng ý tưởng với sản phẩm minh họa thử nghiệm. Theo TS Tùng, ý tưởng này phù hợp với tình hình khẩn cấp, đồ bảo hộ hiếm do nhu cầu phát sinh số lượng lớn.

“Quy chuẩn của Bộ Y tế là dựa trên các minh chứng khoa học để đảm bảo an toàn cho người mặc bộ áo bảo hộ. Mặc dù mới chỉ ở mặt ý tưởng, song các tính toán lý thuyết của chúng tôi cho thấy việc cải tiến vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tất nhiên sản phẩm hoàn chỉnh sẽ cần các đánh giá độc lập từ Bộ Y tế, song trong tình trạng dịch Covid-19 lây lan mạnh như hiện nay, chúng tôi quyết định đưa ra ý tưởng nhằm khuyến khích các đơn vị chuyên môn phối hợp phát triển, phản biện, nhằm tìm ra một giải pháp tốt nhất đảm bảo an toàn cho đội ngũ cán bộ tuyến đầu đặc biệt là trong các tình huống cấp thiết” – TS Tùng cho biết thêm.

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !