Đại học Huế đưa tri thức và thành tựu khoa học vào cuộc sống của cộng đồng

Những thành tựu nghiên cứu, kết quả ươm tạo từ Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ – Đại học Huế đã góp phần thay đổi diện mạo của thị trường KHCN tại địa phương trong những năm qua.

Được thành lập từ ngày 17/6/2013 theo quyết định của Giám đốc Đại học Huế, do PGS.TS. Nguyễn Quang Linh giữ chức vụ Giám đốc. PGS.TS. Đinh Thị Bích Lân và PGS.TS. Nguyễn Hoàng Lộc giữ chức vụ Phó Giám đốc. Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ - Đại học Huế có các chức năng nghiên cứu và chuyển giao, thương mại hóa, dịch vụ tư vấn, đào tạo, hợp tác khoa học công nghệ và sở hữu trí tuệ.

Trong thời gian qua, trên cơ sở các kết quả đã đạt được, các trường đại học thành viên, trung tâm và viện nghiên cứu trực thuộc Đại học Huế đã chú trọng phát triển hệ thống đào tạo đại học, sau đại học theo hướng hiện đại, đa ngành, đa lĩnh vực, đa hệ đa cấp và đã có những đóng góp rất lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực, triển khai nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

Cụ thể, trong suốt 7 năm hoạt động, Trung tâm đã thực hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu và chuyển giao công nghệ như triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, y dược, khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, hội nhập kinh tế và du lịch, thương mại.

Với mục tiêu đưa Đại học Huế phát triển thành một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mạnh của khu vực và cả nước, trung tâm cũng đã ươm tạo các công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm khoa học phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước; Ươm tạo các doanh nghiệp khởi sự trên cơ sở khai thác thương mại các kết quả nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên trong và ngoài Đại học Huế.

Bên cạnh đó, Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ - Đại học Huế cũng đã tổ chức chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế xã hội khác nhau. Liên kết với các Doanh nghiệp tổ chức sản xuất thử kết quả các đề tài nghiên cứu có khả năng tạo ra sản phẩm thương mại. Cung cấp những sản phẩm khoa học cho thị trường thông qua các Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, dịch vụ phát triển kinh tế và xã hội.

{keywords}

Hệ thống trồng rau sạch và an toàn của Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ,

Đại học Huế

Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ - Đại học Huế là một mô hình tuy không mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức. Làm sao để tri thức ở trong trường đại học thực sự đi vào cuộc sống của cộng đồng? Làm sao để các nhà khoa học cùng chung tay đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội? Đó là những câu hỏi lớn đặt ra, cần những nhà khoa học và những doanh nghiệp bắt tay để cùng trả lời những câu hỏi đó?

Thực tế, ươm tạo là nơi nghiên cứu để tạo ra các công nghệ, sản phẩm hay đầu tư thêm để các sản phẩm KHCN của các nhà khoa học, giảng viên và sinh viên Đại học Huế đã và đang nghiên cứu nhưng chưa có khả năng chuyển giao hay chưa hấp dẫn cho thị trường khoa học công nghệ và những nghiên cứu này sẽ đáp ứng được nhu cầu thị trường KHCN như thế nào.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS.Nguyễn Quang Linh, Giám đốc trung tâm, cho biết: “Phải nói rằng đây là phần ta cứ tưởng là dễ nhưng thực ra bao năm qua có rất nhiều nghiên cứu nhưng các nghiên cứu đó có thể nó là chưa xứng tầm, chưa đáp ứng cho thị trường KHCN ở nước ta. Vậy, Trung tâm sẽ tiếp cận với các nghiên cứu hay các công nghệ mà khả năng sẽ có sản phẩm, có quy trình công nghệ có thể áp dụng hay chuyển giao được và đề xuất với Bộ KHCN, các Bộ khác và các địa phương đầu tư thêm để nghiên cứu”.

Mặt khác, chuyển giao là bộ phận quan trọng tiếp cận thị trường KHCN trong nước và nước ngoài để quảng bá sản phẩm KHCN của Đại học Huế, của các nhà nghiên cứu, đồng thời mua hay tiếp nhận các công nghệ tiên tiến, các sản phẩm vượt trội của các nước; xây dựng các cầu nối giữa nhà nghiên cứu, nhà khoa học với các doanh nghiệp; các cộng đồng, những nơi cần KHCN để làm tăng giá trị lao động của chính họ.

“Chính vì vậy, Trung tâm phải tạo ra được một thị trường KHCN. Đó cũng là điều cần thiết và cấp bách nhất cho cơ chế hoạt động của Trung tâm và chúng tôi xác định đây là phần quan trọng”, PGS.TS.Nguyễn Quang Linh chia sẻ thêm.

Xuất phát từ những mục tiêu và định hướng cụ thể đó, trung tâm đã tham gia đề xuất, đăng ký, xây dựng và chủ trì thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ, chương trình KH&CN các cấp (cấp Viện, cấp Đại học Huế, cấp tỉnh, cấp Bộ, cấp Quốc gia,…) và các chương trình, dự án hợp tác trong và ngoài nước. Trong số này, đã có nhiều để tài nghiên cứu nhận được sự đánh giá cao từ hội đồng chuyên môn cũng như có khả năng đưa vào ứng dụng trong thực tiễn sản xuất.

Trong đó có thể kể đến một số đề tài như nhiệm vụ Quỹ gen cấp Nhà nước “Khai thác và phát triển nguồn gen cá Dìa (Siganus guttatus Bloch, 1787), cá vẩu (Caranx ignobilis Forsskål, 1775), cá Căng (Terapon jarbua Forsskål, 1775)” do PGS.TS Nguyễn Quang Linh làm chủ nhiệm. Với mục tiêu nhằm nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học 03 loài cá có giá trị kinh tế của khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế, tạo ra con giống có chất lượng, từ đó, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống cá dìa, cá căng và bước đầu thăm dò khả năng sinh sản của cá vẩu.

"Ứng Dụng máy bay mô hình Quad-Rotor lấy không ảnh phục vụ công tác quy hoạch đô thị, giám sát an ninh và phòng cháy rừng" của 2 tác giả Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Văn Chiến cũng là một đề tài có khả năng ứng dụng và đã sẵn sàng chuyển giao công nghệ, giúp các đơn vị quản lý quy hoạch và bảo tồn cảnh quan di tích sẽ hiệu quả hơn khi thông tin được cập nhật dễ dàng hơn. Đây là kết quả dựa trên hợp tác nghiên cứu và ứng dụng giữa doanh nghiệp và Trung tâm Tư vấn Kiến trúc và ứng dụng địa chất – ĐH Khoa học.

Ngoài ra, chế phẩm sinh học Bokashi Trầu, máy SASD-07 phát hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ, Thanh Minh trà (trà túi lọc), dung dịch Bạc nano và các sản phẩm liên quan cũng là những sản phẩm đáng chú ý của Trung tâm Ươm tạo và Chuyển giao công nghệ - Đại học Huế trong những năm vừa qua.

Điệp Lưu 

Công nghệ 4.0 hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Thay vì tất bật với công việc tưới tiêu, chăm sóc nông trại rau sạch của mình thì ngược lại anh Nguyễn Đức Huy lại rủng rỉnh thời gian để làm nhiều việc khác nhờ áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030

Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

 

 

Lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp tăng nhẹ trong năm 2020

​Ngày 24/12/2020 tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.

Đưa ứng dụng công nghệ gen vào Việt Nam và tiềm năng phát triển

Từ một ý tưởng muốn đưa công nghệ gen vào phát triển ở Việt Nam một số người có hiểu biết về công nghệ gen và di truyền đã cùng nhau thành lập ra Gentis để phát triển ứng dụng công nghệ gen tại Việt Nam.

Viện Công nghệ sinh học: Chuyển mình theo sự phát triển của đất nước

Từ khi thành lập đến nay, Viện Công nghệ sinh học đã có nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao thành công công nghệ ở nhiều lĩnh vực trọng điểm về gen, tế bào, nano, y - sinh.

ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

ĐH Quốc gia TP.HCM: Anh cả đại học về chuyển giao công nghệ

Theo xếp hạng mới nhất, Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) là đại học đứng số 1 Việt Nam về thu nhập từ chuyển giao công nghệ và đứng thứ 658 toàn cầu.

Công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh lý dạ dày của các nhà khoa học Việt

Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam liên kết với Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ hướng đích trên hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng trong điều trị bệnh lý dạ dày.

 

Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học song phương Việt Nam và Thụy Sĩ

Trong đợt hợp tác đầu tiên, sẽ có 10 dự án nghiên cứu khoa học được lựa chọn với mức hỗ trợ lên tới 6,5 tỷ đồng cho mỗi đề tài và không giới hạn lĩnh vực.

Quỹ Newton Việt Nam nâng cao năng lực và tăng cường hợp tác quốc tế cho các nhà khoa học

Chương trình LIF Việt Nam năm 2020-2021 đã bắt đầu lựa chọn những ứng viên tiềm năng tham dự đào tạo trực tiếp tại Vương Quốc Anh

Đang cập nhật dữ liệu !