Thi tốt nghiệp THPT: Số lượng bài thi lớn, chấm thi thế nào để đảm bảo giãn cách?

Đây là vấn đề được các đại biểu đặt ra tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ GD&ĐT với ban chỉ đạo thi 63 tỉnh, thành về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 tổ chức trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Tại cuộc họp, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết Ban chỉ đạo Kỳ thi TP.HCM đã chỉ đạo bố trí các phòng thi cách ly trong 115 điểm thi. Bên cạnh đó, để dự phòng số thí sinh F1, F2 đông quá, TP.HCM đã có một trường THCS làm điểm thi dự phòng để khi cần sẽ tổ chức điểm thi riêng.

Ông Đức bày tỏ băn khoăn về công tác chấm thi sắp tới của TP.HCM. Theo ông Đức, TP.HCM sẽ phải tổ chức ở 1 điểm với khoảng 600 người làm công tác chấm thi. Việc này sẽ vi phạm quy định tập trung đông người nên cần xin ý kiến chỉ đạo hướng giải quyết.

Về vấn đề này, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Bộ GD&ĐT cho biết, TP.HCM có thể tách thành các tổ chấm thi để đảm bảo an toàn.

{keywords}
Toàn cảnh cuộc họp.

Cũng băn khoăn về điểm thi, ông Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho hay, tỉnh hiện có 214 điểm thi, tuy nhiên, nếu thực hiện giãn cách trong phòng thi để phòng chống dịch thì số phòng sẽ tăng lên 248 phòng.

Theo ông Hòa, Cao Bằng chưa có đối tượng thuộc diện F1, F2 nhưng có 600 người từ Đà Nẵng về. Vì vậy, ông cho rằng việc thêm phòng thi sẽ liên quan đến vấn đề sao in đề thi, bố trí cán bộ làm công tác thi.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu bố trí thí sinh có biểu hiện ho, sốt phải thi riêng ở phòng thi dự phòng, ông Hòa bày tỏ băn khoăn: “Ho, sốt ở mức nào thì phải riêng? Ai là người quyết định?”

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay, việc quyết định sẽ do cán bộ y tế là đơn vị có chuyên môn thực hiện.

Về việc giãn cách phòng thi, ông Mai Văn Trinh cho biết, tổ chức thi có rất nhiều khâu và các khâu phải đồng bộ, từ in sao đến phòng thi, điểm thi.

Theo quy định, mỗi phòng thi có 24 thí sinh, cách nhau 1,2m. Vì thế ở nơi không có thí sinh thuộc diện F1, F2, nguy cơ thấp thì có thể giãn cách tối đa trong phòng.

Về bài thi của thí sinh thuộc nhóm F1, F2 có nguy cơ lây nhiễm, ông Mai Văn Trinh cho rằng, sau khi thí sinh thi xong, cần phải khoanh vùng, lưu lại chấm sau cùng.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ - Trưởng ban chỉ đạo thi quốc gia, mỗi điểm thi phải bố trí ít nhất hai phòng thi dự phòng để bố trí các thí sinh có biểu hiện ho, sốt. “Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn riêng việc bố trí coi thi, bài thi niêm phong riêng hay chung”, Thứ trưởng Độ cho hay.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, chưa có tiền lệ, khi cả nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị các địa phương, các bộ phận cần tăng cường phòng dịch để đảm bảo Kỳ thi thực sự an toàn, không chỉ an toàn về an ninh mà cả an toàn về sức khỏe.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Chúng ta phải coi trọng sức khỏe của học sinh, phụ huynh, cán bộ, giáo viên, nhân viên… tham gia làm thi, rộng hơn là coi trọng sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, không vì không đủ thông thông tin hoặc vì một số khó khăn mà có những quyết định không được cân nhắc kỹ.

Còn gần 10 ngày nữa Kỳ thi sẽ diễn ra, chúng ta phải bám sát từng giờ diễn biến của dịch bệnh. Thời gian tới, chúng ta tiếp tục rà soát để làm tốt các công việc còn lại của Kỳ thi. Riêng một số địa phương có nguy cơ cao như Đà Nẵng, Quảng Nam, cần bình tĩnh, bám sát diễn biến dịch để cùng Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có những giải pháp phù hợp liên quan đến Kỳ thi”.

Hoàng Thanh

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !