Thí sinh 2k5, 2k6 cần 'đa năng' hơn để thích ứng với xu hướng tuyển sinh đại học mới

Hai trường top đầu là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân đã thể hiện sự tiên phong trong xu hướng tuyển sinh không sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. 

Ngày 15/7, kỳ thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội diễn ra với hơn 7.100 thí sinh tham dự.

PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc chủ động tạo ra một kỳ thi tuyển sinh đầu vào, ít phụ thuộc kết quả thi tốt nghiệp THPT là mong muốn từ lâu. Trong nhiều năm, trường đã xây dựng ngân hàng câu hỏi, công tác chuẩn bị và truyền thông để lần đầu tổ chức thi đánh giá tư duy vào năm 2020.

Theo ông Điền, các câu hỏi của đề thi tư duy được phân hoá theo các mức độ, nhưng chỉ dành 20% cho thông hiểu (mức dễ). So với mức 50-60% của đề thi tốt nghiệp THPT, ông Điền khẳng định đề đánh giá tư duy có độ phân hoá cao hơn, dành phần lớn nội dung cho mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo.

"Sẽ không có chuyện 'mưa' điểm 9, 10 thi tư duy, và điểm chuẩn không tràn lan ở mức 27", ông Điền cho hay.

Các năm tới, phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn được Đại học Bách khoa Hà Nội duy trì, chiếm khoảng 20-30% tổng chỉ tiêu. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh tại các vùng, miền, đặc biệt những em không thể tiếp cận, di chuyển tới địa điểm tổ chức thi tư duy.

Tuy nhiên, tại một số ngành cạnh tranh cao, thuộc các nhóm như Tự động hoá, Công nghệ thông tin, trường sẽ không tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp mà "khả năng cao" dành toàn bộ chỉ tiêu cho thi đánh giá tư duy.

"Trường phải chọn lựa gắt gao thì mới có nguồn sinh viên chất lượng, nhất là ở những ngành khó, tỷ lệ đào thải cao", ông Điền nói.

Như vậy, theo thông tin Đại học Bách Khoa đã công bố, từ năm 2023 việc tuyển sinh những ngành hot như Công nghệ thông tin, Tự động hóa bằng có thể chỉ sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy.

Tính đến thời điểm hiện tại, sau Đại học Kinh tế Quốc dân thì Đại học Bách Khoa là trường thứ hai dự kiến vào năm 2023 sẽ không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Vậy tại sao các trường làm vậy, liệu đây có phải là xu hướng không, các thí sinh cần phải làm gì để thích ứng?

Về vấn đề này, trao đổi với Infonet, thầy giáo nổi tiếng Đinh Đức Hiền cho rằng các trường đại học được quyền tuyển sinh như thế.

{keywords}
Thầy giáo Đinh Đức Hiền

“Thứ nhất, hiện nay theo Luật giáo dục, các trường được quyền tự chủ tuyển sinh, tự quyết định các phương thức tuyển sinh. Trong xét tuyển đại học thì ưu tiên số một là tuyển được các thí sinh phù hợp, nhất là các trường top đầu có tính cạnh tranh rất cao.

Thứ hai, đề thi tốt nghiệp hiện nay với mục đích chính là xét tốt nghiệp, phần lớn các trường vẫn có thể sử dụng để tuyển sinh nhưng độ phân hóa khó có thể đảm bảo giữa các năm để các trường top có thể sử dụng.

Do vậy họ muốn chủ động để tạo ra một kì thi tuyển chọn thí sinh phù hợp nhất với họ. Mặt khác việc tuyển sinh bằng các khối thi truyền thống diễn ra hàng chục năm nay đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự thay đổi liên tục của xã hội”, thầy Đinh Đức Hiền cho hay.

Cũng theo thầy Hiền thì mỗi thí sinh hiện nay cần “đa năng” hơn rất nhiều. Hơn nữa, chương trình GDPT mới hướng tới đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện. Do đó việc các trường tuyển sinh bằng các bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy là hoàn toàn phù hợp với xu thế nhu cầu xã hội và định hướng giáo dục quốc gia.

“Có lẽ trong những năm tới đây chúng ta sẽ thấy 3 xu hướng khá rõ: xu hướng thứ nhất các trường top đầu sẽ có những kì thi riêng, chỉ tiêu dành cho kì thi tốt nghiệp THPT sẽ ngày càng giảm xuống, thậm chí sẽ không còn ở một số trường, một số ngành.

Xu hướng thứ hai là các trường top giữa sẽ duy trì cân bằng giữa chỉ tiêu bằng thi tốt nghiệp THPT và chỉ tiêu từ việc liên kết tuyển sinh bằng các kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Xu hướng thứ ba đối với các trường top dưới là xét tuyển học bạ, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp.

Rõ ràng sự đa dạng các kì thi sẽ tăng cơ hội vào đại học nhưng cũng mở ra nhiều thách thức rất lớn cho các thí sinh, với các thí sinh 2k5 và 2k6, những thế hệ cuối cùng của chương trình cũ sẽ gặp khó khăn nhất do quen với việc ôn thi cũ thì bây giờ sẽ phải học đa dạng hơn, việc ôn thi theo khối truyền thống hiện nay vẫn là ưu tiên vì việc này đã diễn ra trong 1-2 năm qua với các em.

Tuy nhiên, cần mở rộng môn học để tăng khả năng cạnh tranh và cơ hội vào các trường ĐH. Thế hệ học sinh 2k7 là thế hệ đầu tiên theo chương trình mới, việc học ngay từ đầu đã được định hướng nghề nghiệp và chọn tổ hợp môn phù hợp do đó thế hệ này sẽ không còn bỡ ngỡ trước các kì thi.

Tuy nhiên hiện nay các kì thi riêng đều đánh giá kiến thức qua 3 năm học chứ không tập trung vào lớp 12 như thi tốt nghiệp nên chính vì thế việc học nghiêm túc ngay từ lớp 10 là hết sức cần thiết”, thầy Đinh Đức Hiền khuyên thí sinh.

* Đề nghị không copy bài viết dưới mọi hình thức khi chưa được Infonet chấp thuận bằng văn bản!

Tuyển sinh đại học 2022: Làm sao chọn đúng ngành để không hối tiếc về sau?

Tuyển sinh đại học 2022: Làm sao chọn đúng ngành để không hối tiếc về sau?

Kỳ tuyển sinh đại học 2022 đang đến gần nhưng nhiều học sinh lớp 12 không biết làm sao để chọn đúng ngành.

Hoàng Thanh

Hai học sinh trường chuyên lộ clip nhạy cảm

Lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho biết, cơ quan này đã yêu cầu nhà trường báo cáo, xử lý vụ việc rò rỉ clip có hình ảnh nhạy cảm của 2 học sinh trường chuyên.

Học sinh lớp 5 trả lại gần 100 triệu đồng nhặt được

Hai học sinh Trường tiểu học Phú Ngọc B (huyện Định Quán, Đồng Nai) nhặt được giỏ xách, trị giá tài sản khoảng 100 triệu đồng, đã giao trả lại cho người đánh rơi.

Tranh cãi thí điểm lớp học bắt đầu lúc 5h30 ở Indonesia

Là một phần của dự án thử nghiệm, việc học sinh lớp 12 ở tỉnh Kupang (Indonesia) phải đến trường lúc 5h30 đã gây ra sự bất bình trong dư luận.

Lý do nhiều sinh viên đại học hàng đầu ở Anh muốn bỏ học

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra 20% sinh viên các trường top của Anh thường xuyên không đủ thức ăn và các nhu yếu phẩm khác. Đây là nguyên nhân khiến họ cân nhắc việc rời bỏ trường học.

Nữ sinh bị đánh hội đồng, lớp trưởng là người quay clip

Nữ sinh lớp 6 ở Vĩnh Long bị nhóm bạn đánh hội đồng ngay tại lớp học.

9 nữ sinh bị kỷ luật vì dùng mũ bảo hiểm đánh bạn dã man

9 học sinh có liên quan đến vụ việc đánh nữ sinh lớp 8 ở Vĩnh Long bằng mũ bảo hiểm đã bị kỷ luật với hình thức tạm đình chỉ học tập 2 tuần.

Thạc sĩ đại học hàng đầu bỏ việc lương cao làm công nhân vệ sinh

Long Ẩn, 36 tuổi (ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc) từ bỏ công việc dạy học lương cao làm công nhân dọn vệ sinh tại khu thắng cảnh.

Doanh nghiệp vẫn xin được, tại sao đất cho giáo dục lại không?

Theo các chuyên gia giáo dục, việc cho rằng Hà Nội đất chật người đông nên thiếu trường công lập là không đúng. "Đất chật thật nhưng không phải không có, doanh nghiệp vẫn xin được đất, tại sao đất cho giáo dục lại không?", chuyên gia phản biện.

Nghịch lý thiếu trường học, quá nhiều chung cư

Tuyến bài Cửa hẹp vào công lập THPT ở Hà Nội trên VietNamNet đã thu hút nhiều bình luận của độc giả. Đa số người đọc chia sẻ sự ngạc nhiên xen lẫn bức xúc trước "cuộc đua" khốc liệt của các học sinh trước cánh cửa lớp 10 trường công lập.

TikToker nêu 4 bằng đại học ‘vô dụng’ tại Việt Nam: Chuyên gia giáo dục nói gì?

Các ngành học Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh, Marketing, Quản trị nhân sự đang được các tiktoker liệt kê là những bằng đại học vô dụng nhất.

Đang cập nhật dữ liệu !