Thế nào là đại dịch toàn cầu?
Theo báo Anh The Guardian, công bố một đại dịch không liên quan gì đến những thay đổi về đặc điểm của một căn bệnh, mà liên quan đến lo ngại về sự lan truyền địa lý của bệnh đó.
Các công nhân ở Tây Ban Nha đang đặt khẩu trang y tế lên một nhân vật vốn nằm trong lễ hội Fallas ở Valencia. Lễ hội này đã bị hủy vì Covid-19. (Ảnh: AP) |
Thế nào là đại dịch toàn cầu?
WHO lý giải, một đại dịch toàn cầu được công bố khi một căn bệnh mới mà mọi người không có khả năng miễn dịch lây lan khắp thế giới ngoài dự đoán.WHO quyết định thế nào về công bố một dịch bệnh?
Các trường hợp bao gồm những người đi du lịch bị lây nhiễm ở một quốc gia bên ngoài rồi trở về đất nước mình, hoặc những người bị lây từ du khách đó, được biết đến là "ca đầu hệ" không được tính vào quyết định công bố một đại dịch. Cần phải có đợt lây nhiễm thứ phát từ người sang người trong cộng đồng.
Ngay khi một đại dịch toàn cầu được công bố thì các chính phủ và các hệ thống y tế cần phải đảm bảo họ đã chuẩn bị cho điều này.
Mặt khác, một đại dịch còn là sự gia tăng đột ngột số ca nhiễm một loại bệnh mà có thể là duy nhất với một nước hoặc một cộng đồng.
Khi nào công bố đại dịch?
Không có một ngưỡng cụ thể nào, chẳng hạn như số lượng người tử vong hay nhiễm bệnh, hoặc số quốc gia bị ảnh hưởng.
Cúm H1N1 năm 2009 được xác định là đại dịch, khi cứ 5 người trên thế giới thì có 1 người nhiễm bệnh và tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 0,02%.
Nhưng bệnh SARS năm 2003 không được WHO xác định là đại dịch dù ảnh hưởng đến 26 quốc gia và có tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Tuy nhiên, sự lây lan của nó đã được kiểm soát nhanh chóng, và chỉ một số quốc gia/vùng lãnh thổ bị tác động lớn, trong đó có Trung Quốc đại lục, khu đặc chính Hong Kong, đảo Đài Loan, Singapore và Canada.
Giờ đây, WHO công bố Covid-19 là một đại dịch, điều này có nghĩa gì cho cách thức bệnh được chữa trị và ứng phó?
WHO nhấn mạnh rằng, việc sử dụng cụm từ "đại dịch toàn cầu" không phải để biểu thị một sự thay đổi trong khuyến cáo của tổ chức này, cũng không thay đổi những gì WHO đang thực hiện và những gì các quốc gia nên làm", theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. WHO vẫn tiếp tục kêu gọi các quốc gia "phát hiện, kiểm tra, điều trị, cô lập, truy tìm và huy động người dân của mình".
Tiến sĩ Nathalie MacDermott, giảng viên tại Học viện Nghiên cứu Y tế quốc gia của King’s College London, giải thích: "Sự thay đổi cách gọi không làm thay đổi bất cứ điều gì thực tế vì thế giới đã được khuyến cáo nhiều tuần qua là hãy chuẩn bị cho một đại dịch tiềm tàng, và điều này hy vọng đã được tất cả các nước thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, việc sử dụng cụm từ này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nước trên toàn cầu trong hành động phối hợp và công khai với nhau như một mặt trận thống nhất trong nỗ lực kiểm soát tình hình hiện nay".