Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Đời không như là mơ!

Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình từng đề ra kế hoạch quản lý kinh tế Trung Quốc trong kỷ nguyên mới nhưng những dự định của ông này nhanh chóng đổ bể khi thị trường chứng khoán tụt dốc và đồng nhân dân tệ rớt giá mạnh.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc cùng tình trạng đồng nhân dân tệ rớt giá liên tiếp kể từ mùa hè năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã phải triệu tập các quan chức kinh tế hồi tháng 12/2015. 

Với sự tự tin, ông Tập đã đưa ra kế hoạch quản lý nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong kỷ nguyên mới cùng những chính sách phối hợp ở mức cao nhất nhằm ngăn chặn tình trạng kinh tế trượt dốc. 

Tuy nhiên, theo tờ The New York Timeschỉ chưa đầy 3 tuần sau, kế hoạch của ông Tập đã bị "đổ bể" khi thị trường chứng khoán và tiền tệ Trung Quốc một lần nữa làm giới đầu tư thế giới thất vọng. Cụ thể, chứng khoán Trung Quốc đã rớt giá gần 10% trong vòng một tuần đầu năm 2016, kéo theo chứng khoán của nhiều nơi trên thế giới lao đao. Tình thế này đặt ra thách thức lớn với ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo tự nhận mình là người thông thạo nền kinh tế Trung Quốc. 

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Đời không như là mơ! - ảnh 1

Một nhà đầu tư tại thành phố Thành Đô dùng điện thoại di động để tra giá cổ phiếu khi chính phủ Trung Quốckích hoạt cơ chế tự động ngừng giao dịch.

Thực tế, nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện có ít phương án lựa chọn hơn so với quá khứ nhất là sau quyết định của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) khi đưa nhân dân tệ vào "rổ tiền tệ chính" của nhóm đứng cạnh 4 loại tiền khác là USD, Euro, bảng Anh và yên Nhật. Động thái của IMF sẽ mở rộng hoạt động của đồng nhân tệ trong thương mại và tài chính, đồng thời đảm bảo Trung Quốc là cường quốc kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến ông Tập mất đi một phần khả năng kiểm soát khi cho phép các tác nhân từ thị trường đóng vai trò lớn hơn. 

Cách đây vài năm, Trung Quốc mới bắt đầu khuyến khích các công ty và cá nhân mạnh tay đầu tư ra thị trường nước ngoài. Quyết định của chính phủ Trung Quốc là nhằm giảm áp lực lạm phát ở quê nhà từ tình trạng quá tải đầu tư và năng suất dư thừa đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia này trên toàn thế giới. 

Song trong thời gian gần đây, một lượng lớn tiền từ Trung Quốc đã được chuyển ra nước ngoài để mua bất động sản và đầu tư nước ngoài. Phản ứng trước tình thế này, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tiến hành hạ giá đồng nội tệ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Nhưng hành động này lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với kinh tế toàn cầu. 

Kể từ đầu tháng 8/2015 đến nay, đồng nhân dân tệ đã giảm 5% so với USD. Và khi đồng nhân dân tệ tiếp tục rớt giá, các công ty và hộ gia đình Trung Quốc không ngừng lo ngại rằng tài sản của họ sẽ bị mất giá theo từng ngày. Do đó, người dân và công ty Trung Quốc chuyển sang dự trữ đồng USD cũng như mua tài sản và đầu tư ra nước ngoài.

Để cứu cánh cho thị trường chứng khoán, hồi đầu tháng này, các nhà điều hành Trung Quốc cũng đã kích hoạt cơ chế tự động ngừng giao dịch (circuit-breaker). Cơ chế giúp bình ổn giá cổ phiếu được áp đặt sau khi thị trường chứng khoán trượt dốc hồi mùa hè năm ngoái. 

Tình trạng hỗn loạn ở cả thị trường chứng khoán và tiền tệ của Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư thế giới vô cùng đau đầu. Cụ thể, chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor ở Mỹ cũng như tại châu Âu và châu Á đều rớt giá mạnh. 

Bơm tiền cứu kinh tế

Bơm tiền ra thị trường để cứu nền kinh tế sụt giảm là cách mà lâu nay các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn sử dụng. Điển hình, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra gói khuyến khích tài chính trị giá 585 tỷ USD. Số tiền này được dùng để hỗ trợ cho các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, xây các tuyến đường sắt cao tốc và đường cao tốc nhằm giúp Trung Quốc tránh vấp phải những vấn đề tương tự như tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. 

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tái sử dụng các chiến thuật cũ. Trong những tháng qua, chính phủ nước này đã cắt giảm tỷ lệ lãi suất và ban hành hàng loạt biện pháp giúp khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Như trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán tụt dốc, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã quyết định bơm thêm tiền cho hệ thống tài chính nhằm giúp các ngân hàng vẫn duy trì hoạt động cho vay. 

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc: Đời không như là mơ! - ảnh 2

Trung Quốc cùng lúc đối mặt với tình trạng cổ phiếu lao dốc và đồng nhân dân tệ rớt giá.

Điều đáng nói là Trung Quốc vẫn đang bảo trợ cho khá nhiều công ty quốc doanh làm ăn thất bát. Cụ thể, hồi đầu tháng này, Thủ tướng Lý Khắc Cường từng tới thăm một trong những công ty sản xuất thép lớn nhất nước này song lại có nhiều vấn đề tài chính rắc rối là Taiyuan Iron and Steel Group. Tại đây, ông Lý đã tuyên bố trước đội ngũ công nhân nhà máy "sẽ còn nhận được thêm sự hỗ trợ và tài chính". 

Tuy nhiên, lời hứa của ông Lý đang tạo ra những vấn đề cho nền kinh tế nước nhà. Bởi nếu không nhanh chóng đóng cửa các công ty hoạt động yếu kém, Trung Quốc sẽ cần phải đưa ra những biện pháp chấn chỉnh và đặt áp lực lớn lên nợ công chính phủ. 

Trong khi đó, ông Tập không thể dễ dàng yêu cầu ngân hàng trung ương in thêm một lượng lớn tiền mặt để bảo lãnh cho thị trường cổ phiếu và các công ty làm ăn thất bát. Bởi việc làm này sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc dư thừa tiền mặt và thêm một lần nữa làm hạ giá đồng nhân dân tệ so với USD. 

Một số nhà kinh tế còn thấy trước được những tín hiệu kinh tế Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng trưởng chậm. Cụ thể, một cuộc khảo sát hàng quý mới đây đối với 2.000 nhà sản xuất và công ty công nghiệp tại Trung Quốc cho thấy gần như không có tổ chức nào dành tiền đầu tư mua sắm các thiết bị mới và công xưởng. 

"Trong 4 quý trước, chỉ có 2 – 3% công ty mở rộng đầu tư sản xuất", tờ The New York Times dẫn lời ông Gan Jie, Giám đốc Trung tâm Tăng trưởng Kinh tế và Tài chính tại Trường Kinh doanh Cheung Kong ở Bắc Kinh. 

Vấn đề đặt ra là hiện tại, chính phủ Trung Quốc gặp khó khăn trong việc kiểm soát đồng nhân dân tệ bởi các nhà lãnh đạo không thể áp đặt đồng nội tệ rớt giá theo từng ngày. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang đối mặt với tình trạng cổ phiếu sụt giảm. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, không cần kích hoạt cơ chế tự động ngừng giao dịch, Trung Quốc đã tự đề ra luật cho riêng mình khi quy định các loại cổ phiếu không thể mất giá hơn 10% trong một ngày. 

Nội dung được thực hiện dựa trên tham khảo nguồn tin từ tờ The New York Times. Đây là một nhật báo trực thuộc Công ty New York Times, được phong tặng tên hiệu "Bà tóc bạc" ("Gray Lady") và được xem là tờ báo danh giá (newspaper of record) và quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
MINH THU (lược dịch)

Video quân đội Ukraine phá tung pháo tự hành Nga ở Luhansk

Quân đội Ukraine đã sử dụng hệ thống pháo binh Archer do Thụy Điển viện trợ để bắn nổ một pháo tự hành Msta-S của Nga ở vùng Luhansk.

Video Nga phá hủy hệ thống phòng không Đức viện trợ cho Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại khoảnh khắc quân đội nước này nã hỏa lực phá hủy một trong các hệ thống phòng không IRIS-T của Đức viện trợ cho Ukraine.

Video tên lửa đạn đạo Nga bắn nổ 2 hệ thống HIMARS của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander-M để bắn nổ 2 xe phóng thuộc hệ thống HIMARS của Ukraine tại vùng Kharkiv.

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Đang cập nhật dữ liệu !